Rolls-Royce Silver Wraith: Ngắm Xe Cổ Thập Niên 40-50

Rolls-Royce Silver Wraith là một trong những chiếc xe Rolls-Royce tốt nhất mọi thời đại, đã tạo ra một cuộc cách mạng về sự sang trọng và hiệu suất trong suốt một thời gian dài. Cùng Thế giới Rolls-Royce tìm hiểu một số thông tin cơ bản về mẫu xe này.

Rolls-Royce Silver Wraith
Rolls-Royce Silver Wraith là chiếc xe đầu tiên được hãng xe Anh sản xuất sau Thế chiến thứ hai

Rolls-Royce Silver Wraith – Mẫu xe đầu tiên sau chiến tranh

Rolls-Royce Silver Wraith là chiếc xe đầu tiên trong các dòng xe của Rolls-Royce được sản xuất vào thời hậu Thế chiến thứ hai và được phát triển từ mẫu Wraith năm 1938. Mẫu xe này được sản xuất từ năm 1946 đến năm 1958, có chung khung gầm, đặc điểm kỹ thuật và hiệu suất với Bentley 4 Litre. Hầu hết các mẫu Silver Wraith đều được chế tạo theo phương pháp khung gầm của Rolls-Royce và thân xe do những nhà đóng xe chuyên nghiệp, chẳng hạn như Hooper & Co., sản xuất.

Các khung gầm và chi tiết cơ khí của Silver Wraith được sản xuất tại nhà máy động cơ Merlin của Rolls-Royce và nhà máy Crew cùng với chiếc Bentley. Bentley cũng có kế hoạch phát triển các khung gầm bằng thép tiêu chuẩn.

xe Rolls-Royce cổ
Silver Wraith có khung gầm ngắn hơn so với tiêu chuẩn của Rolls-Royce

Chiếc xe được Rolls-Royce công bố vào tháng 4 năm 1946 và là mẫu xe thay thế cho chiếc 25/30 Wraith 1938 trước chiến tranh. Chiếc xe này có kích thước nhỏ hơn những mẫu xe tiêu chuẩn của Rolls-Royce để phù hợp với tình hình tài chính sau chiến tranh. Ngay cả với khung gầm ngắn và giá cả hợp lý hơn, những mẫu xe này vẫn có doanh số không quá ấn tượng, chỉ có 1.883 chiếc đã được xuất xưởng, bao gồm 639 chiếc xe LWB (Long Wheel Base).

Trong quá trình sản xuất, Rolls-Royce Silver Wraith trải qua nhiều lần cải tiến, chẳng hạn như các lỗ xi-lanh được mạ crom, khung gầm mới cứng hơn đi cùng hệ thống treo trước độc lập mới và hộp số đồng bộ mới.

Tại thời điểm ra mắt, báo chí và truyền thông đã đưa một loạt thông tin về chiếc xe. Cả thế giới đều biết, Rolls-Royce luôn không ngừng nỗ lực để tìm kiếm sự hoàn hảo về kỹ thuật. Chất lượng cũng như sự bền bỉ về động cơ máy bay đã khiến Rolls-Royce ngày càng trở nên nổi tiếng và những chiếc xe của thương hiệu này được xem là sản phẩm tốt nhất với giá cả phù hợp nhất sau chiến tranh. Rolls-Royce đã chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất và cho ra đời một trong những chiếc xe tốt nhất của hãng xe này.

Quá trình phát triển của Rolls-Royce Silver Wraith

Vào thời điểm mà hầu hết các quốc gia ở châu Âu, bao gồm nước Anh đều trải qua thời kỳ suy thoái sau chiến tranh và không còn nhiều người có xu hướng sử dụng xe hạng sang, Rolls-Royce và Bentley (lúc này thuộc sở hữu của Rolls-Royce) quyết định không sản xuất ô tô theo từng loạt riêng biệt nữa. Thay vào đó, nhà sản xuất ô tô Anh sẽ chế tạo ra nhiều bộ phận động cơ, khung gầm và hộp số giống hệt nhau cho các sản phẩm để có thể hoán đổi cho nhau khi cầu thiết.

Nền kinh tế Anh lúc bấy giờ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu nguyên liệu thô, thuế mua hàng cao và việc phân phối xăng dầu cực kỳ khó khăn. Do đó, Silver Wraith ra đời như một triết lý mới của công ty về một chiếc xe đáng tin cậy, độ bên cao, chi phí vận hành thấp và có thể dễ dàng bảo dưỡng.

1. Chi tiết khung xe

Được nhiều người coi là mẫu Rolls Royce có công nghệ tiên tiến nhất trong lịch sử, Silver Wraith là một chiếc ô tô đặc biệt duyên dáng và thanh lịch. Những chiếc xe đầu tiên được xuất xưởng tại nhà máy Crew, có khung gầm hoàn toàn mới với chiều dài cơ sở đạt 3.226 mm và cứng hơn nhiều khi so với chiếc Wraith trước chiến tranh. Bentley 4 Litre cũng sử dụng khung gầm này, tuy nhiên ngắn hơn 7 inch (177 mm) ở phía sau. Khung gầm mới rất cứng, có hệ thống treo độc lập dạng cuộn xoắn, lò xo bán elip ở phía sau và trục sống. Hệ thống phanh cơ khí hỗn hợp với phanh thủy lực ở phía trước và phanh cơ khí sử dụng servo ở phía sau.

Rolls-Royce Silver Shadow
Silver Wraith có khung xe ngắn và dài (Long Wheel Base) để phục vụ nhu cầu của khách hàng

Năm 1951, Rolls-Royce công bố khung gầm cơ sở dài, với trục 133 inch (3.378 mm). Có tổng cộng 639 chiếc đã được sản xuất cho đến năm 1969. Vào tháng 11 năm 1953, khung gầm có trục cơ sở ngắn được giới thiệu. Lúc đầu xe chỉ có hộp số sàn 4 cấp, tuy nhiên sau đó đã được trang bị hộp số tự động của General Motors.

Silver Wraith là mẫu Rolls-Royce cuối cùng được phân phối dưới dạng chỉ có khung gầm và hầu hết thân xe được lựa chọn là dạng limousine sang trọng.

Từ năm 1949 đến năm 1955, khách hàng có nhu cầu sử dụng Rolls-Royce Silver Wraith với khung gầm nhỏ hơn có thể chọn Silver Dawn, với khung gầm ngắn hơn 7 inch và gần giống với chiếc Bentley Standard Steel sedan

2. Động cơ

Rolls-Royce Silver Wraith được trang bị động cơ sáu xi-lanh thẳng hàng như những chiếc xe thời hậu chiến khác. Động cơ này cũng từng được sử dụng cho chiếc Bentley Mark V trong chiến tranh.

động cơ Rolls-Royce Silver Wraith
Rolls-Royce Silver Wraith là một trong những chiếc xe có động cơ bền bỉ nhất và nhiều chiếc vẫn hoạt động đến ngày nay

Xe được trang bị động cơ hút khí bên trên, dung tích 4.257cc, hệ thống treo trước độc lập dạng ống xoắn và phanh thủy lực lần đầu tiên được sử dụng trên một chiếc Rolls-Royce. Silver Wraith liên tục được tinh chỉnh trong quá trình sản xuất. Động cơ được thay thế bằng loại “nòng lớn” 4.566cc vào năm 1951 và hộp số tự động được cung cấp như một tùy chọn vào năm 1952.

Ban đầu động cơ được giữ nguyên dung tích 4.566 cc và vào năm 1955 được nâng lên thành 7.887 cc sau khi các mẫu Silver Cloud được giới thiệu.

Với các chi tiết động cơ được mạ chrome, người ta hy vọng rặng chiếc xe có thể đặt 100.000 dặm (khoảng 160.000 km) trước khi cần đại tu tổng thể. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng mạ chrome không đạt được chất lượng như mong đợi và quãng đường đi được rất thấp. Sau đó, Rolls-Royce đã khắc phục tình trạng này và giúp Silver Wraith trở thành một trong những chiếc xe tốt nhất mọi thời đại.

3. Hộp số tự động

Ban đầu, các mẫu Rolls-Royce Silver Wraith chỉ được trang bị hộp số sàn bốn cấp, tuy nhiên vào năm 1952 hộp số tự động General Motors Hydramatic đã được trang bị.

4. Được sử dụng chính thức

Rolls-Royce Silver Wraith đã được sử dụng như xe chính thức của nhà nước và hoàng gia trong suốt nhiều năm. Chiếc xe này cùng thường được sử dụng như xe nghi lễ dành cho tổng thống và các mục đích nhà nước khác.

Cụ thể những chiếc Silver Wraith chính thức bao gồm:

  • Xe của Tổng thống Ireland – 1947 đến nay
  • Xe của Nhà nước theo nghi lễ của Tổng thống Brazil – 1952 đến nay
  • Xe Limousine của Nhà nước Hoàng gia Hà Lan – 1958
  • Xe nghi lễ Hoàng gia Đan Mạch “Store Krone” (Great Crown)) – 1958
  • Xe nghi lễ Hoàng gia Hy Lạp (phiên bản Wraith Hooper màu bạc) – 1959
  • Hai chiếc xe nghi lễ của nước Úc được sử dụng cho chuyến tham quan Hoàng gia (Silver Wraith do Hooper thực hiện) – 1959
  • Xe của Chief Minister of Penang Island –  Lãnh thổ Liên bang Malaysia, trước đây thuộc sở hữu của Ngài Henry Gurney, Cao ủy Malaya của Anh Quốc, sau đó bị phục kích bởi lực lượng cộng sản trong Tình trạng khẩn cấp Malayan, khoảng năm 1951.

5. Xuất hiện trên phim ảnh

Rolls-Royce Silver Wraith cũng là một chiếc xe nổi tiếng, thường xuyên xuất hiện trong nhiều phim điện ảnh, có thể kể đến:

  • Witness for the Prosecution (1957)
  • Indiscreet (1958)
  • Let’s Make Love (1960)
  • Victim (1961)
  • From Russia with Love (1963)
  • The Love Bug (1968)
  • The Return of the Pink Panther (1975)
  • Stardust Memories (1980)
  • Arthur (1981)
  • Withnail and I (1987)
  • Batman (1989)
  • Batman Returns (1992)
  • The Odd Couple II (1998)
  • James Dean (2001)
  • The Scapegoat (2012)
  • Spectre (2015)

Những chiếc Rolls-Royce Silver Wraith ngày nay

Rolls-Royce Silver Wraith được đánh giá là một trong những chiếc Rolls-Royce tốt nhất mọi thời đại, với động cơ bền bỉ và nhiều chiếc vẫn hoạt động bình thường đến ngày nay. Một số chiếc Silver Wraith nổi bật, từng được bán đấu giá với giá trị cao ngày nay bao gồm:

1. 1956 Rolls-Royce Silver Wraith Drophead Coupe

Chiếc 1956 Rolls-Royce Silver Wraith với phong cách Drophead Coupe của Park Ward LELW94 từng được bán đấu giá bởi RM Sotheby’s (một công ty đấu giá xe cổ có trụ sở chính tại Blenheim, Ontario, Canada) vào năm 2015 với mức giá lên đến 297.000 đô la Mỹ.

Chiếc xe này có ghế lái bên trái, có chủ sở hữu đầu tiên ở Quebec. Vào năm 1980 chiếc xe được khôi phục nguyên bản, những vẫn giữ lại ghế bọc da ban đầu. Khi được bán đấu giá, chiếc xe có số kilomet lăn bánh ít hơn 50.000 dặm, khoảng 80.400 km.

Silver Wraith Drophead Coupe 
Silver Wraith Drophead Coupe được đấu giá với trị giá lên đến 297.000 USD

2. 1948 Rolls-Royce Silver Wraith HJ Mulliner Sedanca de Ville WZB28

Vào tháng 8 năm 2016, RM Sotheby’s đã đấu giá một chiếc Silver Wraith HJ Mulliner Sedanca de Ville WZB28 năm 1948 tại tại Portola Hotel & Spa ở Monterey, California, Hoa Kỳ với giá bán lên đến 110.000 đô la Mỹ. Đây là một trong những chiếc Silver Wraith chính thức với động cơ hoạt động tốt. Chiếc xe đi kèm với vali, bộ dụng cụ và sách hướng dẫn ban đầu.

Silver Wraith HJ Mulliner Sedanca de Ville
Chiếc Silver Wraith HJ Mulliner Sedanca de Ville vẫn còn hoạt động bền bỉ đến ngày này

3. 1954 Rolls-Royce Silver Wraith LWB Vignale Sedan LCLW14

Vào tháng 8 năm 2014, Bonhams (một nhà đấu giá quốc tế có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh) đã đấu giá chiếc Silver Wraith có thân Vignale duy nhất từng được chế tạo với mức giá 198.000 USD. Chiếc xe này là sự kết hợp giữ phong cách sang trọng của Anh và Ý, đi kèm với nhiều tính năng đặc biệt, chẳng hạn như một TV ở khoang hành khách và một nhà vệ sinh được lắp đặt ở ghế sau.

Silver Wraith thân Vignale
Chiếc Silver Wraith có thân Vignale, đì kèm một nhà vệ sinh ở ghế sau

4. 1947 Rolls-Royce Silver Wraith Franay Cabriolet

Năm 2014, 2014 RM Auctions đã đấu giá một chiếc Silver Wraith Franay Cabriolet (mui trần) năm 1947 với giá 210.000 USD. Chiếc xe này được trưng bày tại Salon Paris vào năm 1947 và Deauville Concours năm 1948.  Silver Wraith Franay Cabriolet được đánh giá là chiếc Silver Wraith đẹp nhất từng được chế tạo, và trải qua nhiều lịch sử Ai Cập cũng như Ả Rập Saudi.

Silver Wraith mui trần
Chiếc Silver Wraith mui trần có giá 210.000 đô la Mỹ vào năm 2014

5. 1955 Rolls-Royce Silver Wraith Hooper Touring Limousine DLW89

Năm 2011, RM Auctions đã đấu giá chiếc Silver Wraith Hooper Touring Limousine DLW89 với giá 82.500 USD. Chiếc xe Rolls-Royce limousine này được giao hàng lần đầu vào tháng 5 năm 1959 cho ông FC Fisher. Vào năm 1975, chiếc xe được bán lại, bảo dưỡng cẩn thận và được sử dụng như xe hàng ngày.

Rolls-Royce Silver Wraith Hooper Touring Limousine DLW89  
Rolls-Royce Silver Wraith Limousine vẫn có thể hoạt động bình thường như phương tiện di chuyển hàng ngày

6. 1956 Rolls-Royce Silver Wraith Empress Limousine của Hooper

Vào năm 2010, chiếc Silver Wraith Empress Limousine của Hooper đời 1956 được bán đấu giá với trị giá 93.500 USD bởi RM Automobiles.

Chiếc Silver Wraith có số khung ELW-60, là chiếc Empress Limousine, có số thiết kế 8390 và là một trong 13 chiếc xe được chế tạo bởi Công ty Hooper trên khung gầm Rolls-Royce Silver Wraith. Thân xe được làm bằng nhôm, có vẻ ngoài thể thao độc đáo, tương đối khác biệt với những chiếc xe thời kỳ đó, do đó chiếc xe trông khá cao và cồng kềnh. Đường coachline bắt đầu từ lưới tản nhiệt trải dài xuống tận đáy cốp sau. Chắn bùn, cốp xe và thân xe có màu đen so với phần thân dưới màu vàng nổi bật.

Silver Wraith Empress Limousine
Silver Wraith Empress Limousine với hai màu vàng – đen nổi bật

Ngoài những đường nét bên ngoài, bên trong xe có nội thất hoàn thiện với da màu xám bạc ở khoang tài xế và vải màu xám bạc ở khoang hành khách phía sau. Nội thất sang trọng với vô số đồ gỗ cao cấp được đánh bóng bằng tay và trang trí công phu. Khoang hành khách phía sau có bảng điều khiển trung tâm với tủ trang điểm cầu kỳ, gương kính thiên văn và hệ thống điều khiển khí hậu độc lập.

Nhiều nhà đánh giá cho rằng, trong 1.883 chiếc Rolls-Royce Silver Wraith từng được chế tạo thì chiếc Empress Limousine của Hooper là đặc biệt hơn cả và cực kỳ hiếm có. Hiện tại chiếc xe vẫn ở trong tình trạng tổng thể tuyệt vời, là hình ảnh thu nhỏ của sự sang trọng đến từ Anh quốc.

Rolls-Royce Silver Wraith là chiếc xe đầu tiên được sản xuất sau Thế chiến thứ II và là một trong những chiếc xe tốt nhất mọi thời đại của Rolls-Royce. Đến ngày nay, nhiều chiếc Silver Wraith vẫn hoạt động bình thường và có giá trị sưu tầm cao.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *