Rolls-Royce Phantom II ra mắt vào năm 1929 để thay thế cho Phantom I. Mẫu xe này sử dụng khung gầm mới, động cơ 6.7 lít cải tiến, hộp số 4 cấp và có thể tăng tốc từ 0 – 100 km/h chỉ trong 12.5 giây. Phantom II cũng là một mẫu xe nổi tiếng, đã từng xuất hiện trong phim Indiana Jones and the Last Crusade (Tạm dịch: Indiana Jones và Cuộc thập tự chinh cuối cùng).
Tổng quan về Rolls-Royce Phantom II
Rolls-Royce Phantom II là thế hệ thứ ba và cũng là cuối cùng của mô hình Rolls-Royce 40/50 HP và được sản xuất để thay thế cho Phantom I.
Phantom II sử dụng một khung gầm hoàn toàn mới và động cơ được cải tiến mạnh mẽ hơn khi so với phiên bản trước đó. Ngoài ra, Phantom II cũng cung cấp một phiên bản Continental, với chiều dài cơ sở ngắn hơn và lò xo cứng hơn.
Rolls-Royce Phantom II ra đời vào năm 1929, chỉ 4 năm sau khi Phantom I được giới thiệu. Về cơ bản, mẫu xe này vẫn sử dụng thiết kế và động cơ của Rolls-Royce, tuy nhiên hầu hết việc sản xuất xe, bao gồm cải tiến khung gầm, thay đổi động cơ và nâng cấp hộp số, đều do nhóm thiết kế West Wittering thực hiện.
Sự ra đời của Phantom II nhanh chóng gây ra một sự canh tranh mới giữ các thương hiệu xe hạng sang thời bấy giờ, đặc biệt là Buick và Sunbeam. Trong đó, người đứng đầu Buick đã mua được một chiếc Phantom I và cảm thấy vô cùng ấn tượng về mẫu xe này. Sau đó Buick đã bóc tách gần như toàn bộ mẫu Phantom I và học được gần như tất cả các chi tiết thuộc Phantom I.
Trong thời điểm đó, chính Rolls-Royce cũng thừa nhận, hãng xe này đã bị tụt lại phía sau với khung gầm gần như đã lỗi thời. Ngoài ra, trục sau, hộp số, khung, lò xo của Rolls-Royce gần như không thay đổi kể từ năm 1912. Điều này khiến các mẫu Rolls-Royce trở nên kém hấp dẫn và doanh số bán hàng sụt giảm. Sau đó, sự cố rò rỉ bí mật sản xuất khiến Rolls-Royce cần đi đến quyết định thay thế khung gầm để tránh các rủi ro thương mại. Theo đó, khung gầm là mẫu Phantom II ngắn hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Các mẫu xe này có một cột lái thấp và các lò xo được lựa chọn đặc biệt.
Rolls-Royce bị ảnh hưởng bởi Riley Nine (một nhà sản xuất ô tô thể thao ở Anh) với các đường nét hiện đại, thể thao và khoảng để chân rộng rãi của hành khách ở hàng ghế sau. Do đó, Rolls-Royce quyết định chế tạo một phiên bản đặc biệt để giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
Vì vậy, Phantom II được giới đánh giá xe nhận định là có kiểu dáng hiện đại, thân xe thể thao, trọng lượng nhẹ và động cơ mạnh mẽ. Mẫu xe này cũng là tiền thân của chiếc Phantom II Continental huyền thoại – Một trong những mẫu xe cuối cùng do Ngài Henry Royce đích thân giám sát.
Rolls-Royce Phantom II được sản xuất từ năm 1929 đến năm 1936. Sau đó, Phantom II được thay thế bởi Phantom III.
Thông tin cơ bản về Rolls-Royce Phantom II:
Tổng quát | |
Nhà sản xuất | Rolls-Royce Ltd |
Năm sản xuất | 1929 – 1936 |
Số lượng đã sản xuất | 1680 |
Loại xe | Xe hạng sang |
Chiều dài cơ sở | 3658 mm |
3810 mm | |
Động cơ – Vận hành | |
Động cơ | 7668 cc I6 |
Hộp số | 4 cấp thủ công |
Đánh giá chi tiết Rolls-Royce Phantom II
Rolls-Royce Phantom II là mẫu xe nhận được sự đánh giá tốt của giới chuyên môn và những người đam mê siêu xe. Khách hàng có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về mẫu xe này thông qua đánh giá của Thế giới Rolls-Royce như sau:
1. Khung xe
So với phiên bản trước đây, khung gầm Phantom II được xây dựng hoàn toàn mới. Trục trước được lắp trên lò xo lá bán elip tương tự như trên các mẫu xe 40/50 mã lực trước đó, tuy nhiên trục sau cũng được lắp trên lò xo bán elip thay vì lò xo công xôn như trước đây.
Bên cạnh thay đổi về khung xe, Phantom II cũng được thay đổi về hệ thống truyền động, giúp khung xe thấp hơn trước, nhằm mục đích cải thiện khả năng xử lý và vận hành. Xe cũng được trang bị hệ thống phanh trợ lực servo 4 bánh tương tự như Phantom I. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các mẫu Phantom II đều được trang bị hệ thống bôi trơn tập trung Bijur do Springfield chế tạo.
Chiều dài cơ sở của Phantom II là 3.800 mm và phiên bản trục cơ sở ngắn là 3.700 mm.
Có tổng cộng 1.281 chiếc Phantom II đã được chế tạo và phân phối trên toàn thế giới.
2. Thân xe
Tương tự như Rolls-Royce Phantom I, ở Phantom II chỉ có khung gầm và các bộ phận cơ khí là do Rolls-Royce chế tạo. Thân xe được thiết kế và cung cấp bởi một nhà sản xuất được chủ sở hữu lựa chọn.
Một số nhà sản xuất nổi tiếng đã tham gia chế tạo thân xe có Rolls-Royce Phantom II bao gồm Park Ward, Brewster, Thrupp & Maberly, Mulliner, Carlton , Henley và Hooper.
3. Đánh giá thiết kế
Rolls-Royce Phantom II được đánh giá là có thiết kế hiện đại, nội thất thanh lịch với các chi tiết gỗ và da được đánh bóng bằng tay. Đầu xe nổi bật với lưới tản nhiệt lấy cảm hứng từ đền Pantheon. Hai bên là đèn chiếu sáng dạng tròn, có kích thước lớn và trên đỉnh lưới tản nhiệt là biểu tượng Spirit of Ecstasy kiêu hãnh.
Phantom II được trang bị các hốc bánh xe, chắn bùn và bộ la zăng có kích thước lớn. Thân xe được bọc nhôm với các đường coachline tạo điểm nhấn. Ở một số mẫu Phantom, Rolls-Royce cũng cung cấp bánh xe dự phòng sự cố ở hai bên thân xe.
Khoang cabin của Rolls-Royce Phantom II được hoàn thiện với da và gỗ được màu thủ công. Hầu hết các mẫu Phantom II đều được trang bị vô lăng 4 chấu bằng kim loại, bọc da. Bảng táp lô được ốp gỗ với các đồng hồ hiển thị thông số vận hành của xe.
Khoang hành khách của Rolls-Royce Phantom II được đánh giá là rộng rãi và tiện nghi. Các ghế được bọc da êm ái, bệ tỳ tay kích thước lớn và có độ cao vừa phải. Ngoài ra, Rolls-Royce cũng cung cấp bàn làm việc / bàn ăn, có thể gấp gọn để hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu.
4. Động cơ – Vận hành
Các mẫu Rolls-Royce Phantom II được trang bị động cơ 7.7 lít (7668 cc hoặc 467.9 cu in), 6 xy-lanh thẳng hàng. Sáu xi-lanh được đúc trong hai khối nhưng có thể tháo rời được. Không giống như trên các mẫu 40/50 mã lực trước đây, động cơ được bắt vít trực tiếp với hộp số tay 4 cấp, hộp số tay ở Phantom II đã được thêm vào bánh răng 3 và 4 vào năm 1932 và trên bánh răng 2 vào năm 1935.
Các piston bằng hợp kim nhôm. Có một bộ phích cắm phát tia lửa điện nằm ở hai bên của động cơ và có thể hoạt động với bộ đánh lửa độc lập hoặc hoạt động cùng nhau. Bôi trơn được cưỡng bức xuyên suốt động cơ, thậm chí đến các chốt gudgeon, và trên cơ cấu van được trang bị một nắp được giữ bởi bốn vít cầm tay gắn cố định.
Bình chứa xăng chính nằm ở phía sau khung xe và đồng hồ xăng được đặt ở bảng thiết bị. Người lái có thể kiểm soát số lượng xăng trong bình bằng một máy bơm thu nhỏ.
Sau khi chế tạo thành công chiếc Phantom II đầu tiên, Rolls-Royce đã lái thử mẫu xe này trong quãng đường 100.000 dặm (khoảng 160.000 km) để xác định khả năng vận hành và độ bền bỉ của động cơ. Chiếc xe đã được lái thử trên nhiều địa hình và tốc độ khác nhau. Theo các báo cáo, Phantom II vận hành ổn định nhất ở tốc độ 110 km/h.
5. Rolls-Royce Phantom II cho thị trường Hoa Kỳ
Toàn bộ khung gầm của Phantom II đều được chế tạo tại nhà máy của Rolls-Royce ở Derby – Anh, kể cả các phiên bản dành cho thị trường Hoa Kỳ. Nhà máy của Rolls-Royce ở Springfield, Massachusetts – Hoa Kỳ đã bị đóng cửa sau khi kết thúc quá trình sản xuất Phantom I dành cho thị trường Mỹ vào năm 1931.
Tại thị trường Hoa Kỳ, Rolls-Royce Phantom II cạnh tranh trực tiếp với các mẫu xe hạng sang thời bấy giờ như Rolls-Royce Phantom II.
Rolls-Royce Phantom II Continental 1933
Rolls-Royce Phantom II Continental đời 1933 là một biến thể nhỏ hơn của Phantom II tiêu chuẩn, có kiểu dáng thiết kế đẹp mắt, mảnh mai và là một trong những mẫu xe cuối cùng được giám sát sản xuất bởi Ngài Henry Royce. Mẫu xe này được thiết kế bởi Ivan Evernden, động cơ được điều chỉnh, lò xo năm lá cứng hơn phiên bản tiêu chuẩn và thân xe mui trần nhẹ với các chất liệu đặc biệt.
Rolls-Royce Phantom II Continental được thiết kế để chở 4 người một cách thoải mái ở tốc độ cao trên một quãng đường dài. Ý tưởng sản xuất mẫu xe này bắt nguồn từ những khách hàng giàu có ở những năm 1930 và chiếc xe này được thiết kế để giúp hành khách đi xuyên lục địa một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Ngoài chiều dài cơ sở được rút ngắn, chiếc Phantom II Continental này cũng có một hệ thống treo được điều chỉnh theo hướng thể thao, trục sau có tỷ lệ cao hơn, góc cột lái nông hơn và sàn xe được hạ thấp. Thiết kế này giúp tổng thể xe trở nên thể thao, mạnh mẽ và tốc độ cao hơn.
Phantom II Continental này được trang bị động cơ sáu xy-lanh thẳng hàng, dung tích 7.7 lít sản sinh công suất 120 mã lực, đi kèm hộp số sàn bốn cấp.
Có tổng cộng 281 chiếc Continental Phantom II đã được sản xuất, bao gồm 125 chiếc có phiên bản dẫn động bên trái. Trong đó có hai chiếc Phantom II Continental quan trọng nhất là 20MS và 2SK. Các mẫu xe này hiện tại thuốc các Bộ sưu tập tư nhân, trong đó 2SK từng được bán đấu giá vào năm 2010.
Rolls-Royce Phantom II xuất hiện trên phim
Một chiếc Rolls-Royce Phantom II đã được Josef von Sternberg (một nhà làm phim người Mỹ gốc Áo) tặng cho Marlene Dietrich (một diễn viên, ca sĩ người Mỹ gốc Đức). Sau đó, chiếc xe này đã xuất hiện trong bộ phim Morocco, một bộ phim chính kịch, lãng mạn do Josef von Sternberg đạo diễn và có sự tham gia của Marlene Dietrich.
Sau đó, Rolls-Royce Phantom II cũng xuất hiện trong các bộ phim The Sorcerer’s Apprentice (Phù thủy tập sự) và Indiana Jones and the Last Crusade (Indiana Jones và cuộc thập tự chinh cuối cùng). Tuy nhiên mẫu xe được sử dụng trong phim không phải là Phantom II mà là Rolls-Royce Barker Saloon.
Ngoài ra, Phantom II cũng xuất hiện trong bộ phim The Yellow Rolls-Royce vào năm 1965.
Một số hình ảnh của Rolls-Royce Phantom II
Rolls-Royce Phantom II rất giống với Phantom I, nhưng đã được cải tiến để đạt được công suất tốt hơn. Mẫu xe này được sản xuất trong 7 năm từ 1929 – 1936 và tại thời điểm đó Phantom II là một trong những mẫu xe được ưa chuộng nhất.
Ngoài ra, mặc dù là mẫu xe của thế kỷ trước, tuy nhiên hiện tại Phantom II vẫn là mẫu xe được đánh giá cao về thiết kế cũng như giá trị thương mại.
ArrayArrayTham khảo thêm: Rolls-Royce Phantom 1960: Đẹp Trường Tồn Theo Thời Gian
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!