Rolls-Royce Silver Shadow và Các Bản Đặc Biệt Nhất

Rolls-Royce Silver Shadow được sản xuất từ năm 1965 đến năm 1960, là một trong những phương tiện mang tính biểu tượng của Vương quốc Anh. Silver Shadow cũng là chiếc xe hạng sang cỡ lớn có số lượng sản xuất cao nhất của Rolls-Royce tính đến thời điểm lúc bấy giờ. Dưới đây, Thế giới Rolls-Royce sẽ cập nhật một số thông tin cơ bản về chiếc xe đặc biệt này, khách hàng có thể tham khảo.

Rolls-Royce Silver Shadow
Rolls-Royce Silver Shadow là chiếc xe có doanh số tốt nhất của Rolls-Royce tại thời điểm lúc bấy giờ

Rolls Royce Silver Shadow xuất hiện như thế nào?

Rolls Royce đã tạo ra Rolls Royce Silver Shadow để thúc đẩy thương hiệu và tránh những lo ngại về sự tụt hậu của hãng xe Anh quốc so với các đối thủ cạnh tranh trong việc đổi mới trong công nghệ ô tô. Theo đó, Silver Shadow đã có một số bước tiến mới so với những phiên bản tiền nhiệm.

Đặc biệt, điều đáng chú là là Silver Shadow đi kèm với một cấu trúc đơn nhất, có nghĩa là chiếc xe được xây dựng theo cách mà phần thân, khung gầm và sàn là một phần của cùng một cấu trúc, chứ không phải là các phần riêng biệt ghép lại với nhau. Cấu trúc này giúp giảm trọng lượng của xe, đơn giản hóa việc sản xuất và tạo ra một không gian sử dụng rộng rãi nhất.

Rolls-Royce cổ
Silver Shadow được ra mắt với nhiều cải tiến công nghệ, nhằm thúc đẩy doanh số và cạnh tranh với các thương hiệu khác

Về thiết kế, Silver Shadow có sự thay đổi đáng kể đối với phiên bản tiền nhiệm, Rolls-Royce Silver Cloud II. Trên thực tế, Silver Shadow có kích thước nhỏ hơn, tuy nhiên lại đi kèm với nhiều không gian cho hành khách cũng như khoang hành lý rộng rãi hơn nhiều so với phiên bản trước đó. Điều này được cho là do sử dụng cấu trúc đơn nhất trong quá trình sản xuất.

Rolls-Royce Silver Shadow được sản xuất từ năm 1965 – 1980, và là chiếc xe có tác động lớn đến doanh số của Rolls-Royce. Cho đến nay, Silver Shadow là mẫu xe có số lượng sản xuất lớn nhất so với bất kỳ chiếc Rolls-Royce nào.

Đánh giá chi tiết Rolls-Royce Silver Shadow

Vào thời kỳ đỉnh cao, Silver Shadow là chiếc xe tốt nhất trong số những chiếc Rolls-Royces được sản xuất tại nhà máy Crewe. Nếu yêu thích những chiếc Rolls-Royce cổ, khách hàng không thể bỏ qua các thông tin chi tiết về Rolls-Royce Silver Shadow, mẫu xe có số lượng sản xuất nhiều nhất của Rolls-Royce.

1. Đổi mới để phát triển

Rolls-Royce Silver Shadow được sản xuất để bảo tồn truyền thống của hãng xe Anh và thay đổi để phù hợp với thị hiếu hiện tại. Cụ thể vào năm 1965, Rolls-Royce đã công bố mẫu xe mang tính đột phá Silver Shadow, với cấu trúc hoàn toàn mới so với phiên bản tiền nhiệm.

biểu tượng Spirit of Ecstasy
Biểu tượng Spirit of Ecstasy được đặt cố định ở đỉnh của lưới tản nhiệt truyền thống của Rolls-Royce

Silver Shadow đã kế nhiệm Silver Cloud III về mọi mặt. Chiếc xe có thiết ngoại thất đặc trưng của Rolls-Royce, không thể nhầm lẫn với các mẫu xe khác. Nhóm thiết kế của Silver Shadow, đứng đầu là John Blatchley, đã thực hiện nhiều thiết kế mới, chẳng hạn như đèn pha đôi tương tự như phiên bản tiền nhiệm và biểu tượng Spirit of Ecstasy cố định trên nắp ca-pô xe.

giá xe Rolls-Royce Silver Shadow
Silver Shadow có thân xe được xây dựng theo cấu trúc đơn nhất, giúp cải thiện không gian bên trong cabin

Thân xe được có thể tự nâng đỡ thay vì cố định vào khung gầm như trước đây. Thiết kế này này không chỉ giúp giảm trọng lượng xe mà còn tạo ra nhiều không gian hơn. Do đó, mặc dù nhỏ hơn đáng kể, tuy nhiên Rolls-Royce Silver Shadow vẫn mang đến khoang nội thất rộng rãi, thoải mái.

Hệ thống thủy lực trung tâm với chức năng tự cân bằng có thể giúp cải thiện sự thoải của xe. Ngoài ra, chiếc xe cũng được trang bị hệ thống phanh đĩa và hệ thống treo độc lập, giúp xe vận hành êm ái.

2. Động cơ và kỹ thuật

Về hệ thống truyền lực, Rolls-Royce Silver Shadow sử dụng động cơ 6 xi-lanh 6.3 lít và số tự động 4 cấp được kế thừa từ Silver Cloud III. Đến năm 1970, các mẫu Silver Shadow được trang bị động cơ 8 xi-lanh dung tích 6.75 lít.

Cả hai động cơ đều được kết hợp với hộp số Turbo Hydramatic 400 do General Motors cung cấp, ngoại trừ phiên bản tay lái ở bên tay phải trước năm 1970. Các mẫu xe này sử dụng hộp số tự động 4 cấp tương tự như Silver Cloud.

giá xe Rolls-Royce cũ
Silver Shadow sử dụng động cơ 6 xi-lanh và hộp số tự động 4 cấp cực kỳ mạnh mẽ

Các phiên bản của Rolls-Royce Silver Shadow

Rolls Royce Silver Shadow đã có những thay đổi đáng kể theo thời gian, chẳng hạn như phiên bản sedan 2 cửa được giới thiệu vào năm 1966 hoặc Silver Shadow II được giới thiệu vào năm 1977. Các phiên bản này thường có số lượng giới hạn với nhiều cải tiến và nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng.

1. Phiên bản hai cửa

Vào đầu năm 1966, một chiếc sedan hạng sang 2 cửa dựa trên Silver Shadow đã được giới thiệu. Sau đó vào năm 1967, phiên bản mui trần hai cửa đã được công bố với công chúng.

Có hai phiên bản khác nhau của Silver Shadow hai cửa, một của Mulliner Park Ward có chắn bùn kiểu “Coke bottle” và hai là phiên bản của James Young chỉ với 50 chiếc (trong đó có 35 chiếc Rolls-Royce và 15 chiếc Bentley).

Rolls-Royce Park Ward
Silver Shadow phiên bản Mulliner Park Ward với chắn bùn “Coke bottle” cực kỳ độc đáo

Vào năm 1967, phiên bản Silver Shadow hai cửa của Jame Young đã ngừng sản xuất và chỉ còn phiên bản Mulliner Park Ward. Phiên bản mui trần hai cửa của  Mulliner Park Ward được bán trên thị trường với tên gọi Silver Shadow Drophead Coupe.

Vào năm 1971, Silver Shadow Drophead Coupe được đổi tên thành Corniche Convertible, theo tiếng Pháp dùng để chỉ một con đường ven biển xinh đẹp, sầm uất.

Corniche Convertible là chiếc xe thể hiện sự giàu có, lộng lẫy và sang trọng bậc nhất thời bấy giờ. Vào những năm 1970, chiếc xe được xem là đại diện cuối cùng của dòng mui trần 4 chỗ bên cạnh chiếc VolksWagen Beetle.

2. Rolls-Royce Silver Shadow II

Vào năm 1977, phiên bản Silver Shadow II được ra mắt, với một loạt các thay đổi lớn, chẳng hạn như thanh răng và tay lái bánh răng. Bên cạnh đó, hệ thống treo cũng được cải tiến mang đến khả năng xử lý hiệu quả rõ rệt.

Ở ngoại thất, bắt đầu từ năm 1976, các tấm cản được thay đổi từ chrome sang hợp kim và cao su. Những tấm cản hấp thu năng lượng mới này đã được sử dụng ở Hoa Kỳ từ năm 1974 để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn tại quốc gia này. Tuy nhiên các tấm cản của các phiên bản tại Bắc Mỹ vẫn được gắn nhô ra ít nhất là 5 cm. Các mẫu xe ở bên ngoài Bắc Mỹ được tăng thêm khoảng sáng gầm xe để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.

Rolls-Royce Silver Shadow II 
Rolls-Royce Silver Shadow II với nhiều cải tiến về hệ thống treo, thanh răng và tay lái bánh răng

Vào năm 1979, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập thương hiệu Rolls-Royce, 75 chiếc Silver Shadow đặc biệt đã được ra mắt. Chiếc xe được trang bị logo RR màu đỏ nguyên bản ở phía trước và phía sau, sơn màu pewter / bạc, da xám với đường coachline màu đỏ, thảm đỏ và bảng kỷ niệm ở hợp đựng găng tay. Trong đó, có 33 chiếc xe kỷ niệm này được vận chuyển đến thị trường Bắc Mỹ.

Những biến thể đặc biệt của Rolls-Royce Silver Shadow

Rolls-Royce Silver Shadow được cải tiến liên tục trong thời gian sản xuất (1965 – 1980) và có nhiều biến thể thân xe khác nhau. Một số phiên bản biến thể đặc biệt của Silver Shadow bao gồm:

1. Rolls-Royce Silver Wraith II

Ban đầu, Rolls-Royce có kế hoạch sản xuất một mẫu Phantom VII trên trục cơ sở kéo dài, độc quyền, dựa trên nền tảng của Silver Shadow. Tuy nhiên dự án này không thành công và không có nguyên mẫu nào được sản xuất. Thay vào đó, một biến thể của Silver Shadow với trục cơ sở kéo dài thêm 4 inch (101.6 mm) đã được cung cấp để tạo thêm không gian để chân cho khách hàng. Biến thể này được cung cấp tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1969 và cho các thị trường khác từ đầu năm 1970.

Rolls-Royce Silver Wraith II  
Rolls-Royce Silver Wraith II là phiên bản trục cơ sở kéo dài với dựa trên nền tảng Silver Shadow

Một loạt các phiên bản thử nghiệm gồm mười chiếc có trục cơ sở kéo dài cơ sở đã được chế tạo vào năm 1967 và được phân phối trên thị trường. Một trong số những chiếc xe này được bán cho cho Công chúa Margaret, công chúa nhỏ của Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất, và cũng là em gái duy nhất của Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị.

Những phiên bản trục cơ sở kéo dài bên ngoài Bắc Mỹ được trang bị bộ phận điều hòa không khí riêng biệt gắn trong cốp, trong khí luật an toàn ở Bắc Mỹ khiến thiết kế này không thể thực hiện được do cần thay đổi vị trí bình xăng. Một số phiên bản đã được thiết kế với tấm kính ngăn riêng biệt giữa khoang hành khách và người lái để đảm bảo không gian riêng tư tuyệt đối.

Ban đầu, phiên bản Silver Shadow trục cơ sở kéo dài không có tên gọi chính thức. Tuy nhiên, vào năm 1976 khi Silver Shadow II được công bố, mẫu xe này được gọi là Silver Wraith II.

Silver Shadow II và Silver Wraith II có cấu trúc tương tự như nhau, tuy nhiên Silver Wraith II có mái che Everflex, một cửa sổ nhỏ ở phía sau và các bánh xe có thiết kế đặc biệt hơn. Một số mẫu Silver Wraith II cũng được trang bị bộ phận chỉnh điện và tăng thêm 4 inch không gian để chân ở phía sau.

Vào năm 1979, nhà máy Rolls-Royce đã chế tạo một chiếc limousine đặc biệt theo yêu cầu của Bhagwan Shree Rajneesh, một nhà lãnh đạo tôn giáo với bộ sưu tập 93 chiếc xe Rolls-Royce.

2. Rolls-Royce Corniche và Rolls-Royce Camargue

Vào năm 1971, phiên bản Silver Shadow hai cửa được đặt tên tách biệt là Corniche (với logo Rolls-Royce hoặc Bentley). Corniche tồn tại lâu hơn Silver Shadow vài năm và việc sản xuất kéo dài đến năm 1982 cho mẫu coupe và 1996 cho mẫu mui trần.

Rolls-Royce Camargue
Rolls-Royce Camargue là phiên bản nổi bật và đắt giá nhất của Rolls-Royce Silver Shadow

Camargue là một biến thể coupe hai cửa khác trên nền tảng Silver Shadow, với thân xe được thiết kế bởi Pininfarina, nhà sản xuất thân xe đến từ Ý. Camargue được sản xuất kéo dài từ năm 1975 đến 1986. Ngoài ra, Camargue là một trong những chiếc Rolls-Royce nổi bật và có giá sản xuất đắt nhất từ trước đến nay.

3. Bentley T

Rolls-Royce Silver Shadow có một biến thể thuộc thương hiệu Bentley, được gọi là Bentley T và Bentley T2 từ năm 1977. Bentley T-series và Silver Shadow giống nhau về mặt cơ học, chỉ khác ở logo và thiết kế lưới tản nhiệt. Bộ tản nhiệt của Bentley T tròn hơn với nắp ca-pô thấp hơn và được thiết kế lại.

Ngoài ra, Bentley T cũng có một số chi tiết được thay đổi nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ. Nắp van động cơ có logo Bentley để phân biệt với động cơ đến từ nhà máy Rolls-Royce.

Bentley T
Phiên bản Silver Shadow mang thương hiệu Bentley với các thay đổi về logo thương hiệu, lưới tản nhiệt và nắp ca-pô

Các phiên bản trục cơ sở kéo dài của Bentley T không có tên gọi riêng và chỉ được gọi đơn giản là T hoặc T2 trục cơ sở kéo dài. Ngoài ra, số lượng các mẫu xe này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0.4% tổng sản lượng các phiên bản kéo dài của Rolls-Royce Silver Shadow.

Bên cạnh đó, các phiên bản trục hai của của Bentley cũng được sản xuất. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một chiếc Bentley Camargue được sản xuất.

Rolls Royce Silver Shadow là một chiếc ô tô đặc biệt với nhiều cải tiến và nhận được sự đánh giá tốt từ công chúng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chiếc xe này có nhiều phiên bản và biến thể, mỗi biến thể để giữ cấu trúc tương tự như bản gốc nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt.

Về cơ bản, Silver Shadow là một phần không thể thiếu trong lịch sử của Rolls-Royce. Có khoảng 30.000 chiếc Rolls Royce Silver Shadow đã được xuất xưởng trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1980. Ngoài ra, Silver Shadow cũng tương đối nổi tiếng, từng xuất hiện trong loạt phim The Umbrella Academy của Netflix.

Tính đến thời điểm hiện tại, Rolls-Royce Silver Shadow là chiếc Rolls-Royce cổ, có giá trị sưu tầm và thương mại tương đối cao.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *