Hướng dẫn học lái xe ô tô hạng B1 (Lý thuyết + thực hành)

Bài thi sát hạch bằng lái xe hạng B1 bao gồm phần thi lý thuyết và thực hành, với nhiều kiến thức cũng như thao tác phức tạp, đặc biệt là đối với người lái xe lần đầu. Để giúp học viên vượt qua bài sát hạch dễ dàng hơn, dưới đây Thế giới Rolls-Royce sẽ cập nhật bài hướng dẫn học lái xe B1 bao gồm cả lý thuyết và thực hành, học viên có thể tham khảo.

Hướng dẫn học lái xe ô tô hạng B1
Tìm hiểu các hướng dẫn học lái xe ô tô hạng B1 để vượt qua kỳ sát hạch thuận lợi nhất

Những điều cần biết về bằng lái B1

Hiện tại bằng lái xe ô tô B1 có hai hạng mục nhỏ bao gồm B11 và B12. Do đó khi chọn lấy bằng lái xe B1, bạn cần tìm hiểu rõ kỹ loại bằng, thời hạn sử dụng cũng như loại xe được lái để tránh các vấn đề liên quan đến pháp luật giao thông đường bộ.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bằng lái hạng B1, bạn có thể tham khảo.

1. Bằng lái B1 là gì?

Bằng lái B1 là hạng bằng lái xe ô tô thấp nhất, dành cho những đối tượng không hành nghề lái xe, không kinh doanh dịch vụ vận tải. Các loại xe được điều khiển là xe ô tô tự động, bao gồm:

  • Xe số tự động dưới 09 chỗ ngồi, bao gồm cả người lái.
  • Xe ô tô tải tự động có tải trọng dưới 3.500 kg.
  • Xe kéo rơ moóc có tải trọng dưới 3.500 kg.

Hiện tại bằng lái B1 được phân thành hai hạng nhỏ bao gồm B11 và B12.

Hạng B11: Dành cho xe số tự động, được cấp cho người lái xe không hành nghề lái xe. Các loại xe được điều khiển bao gồm:

  • Xe ô tô tự động dưới 09 chỗ, bao gồm cả người lái.
  • Xe ô tô tải, kể cả xe tải chuyên dụng có tải trọng dưới 3.500 kg.
  • Xe ô tô cho người khuyết tật.

Hạng B12: Dành cho xe số sàn, được cấp cho người lái không hành nghề vận tải. Các loại xe được điều khiển bao gồm:

  • Xe ô tô số sàn dưới 09 chỗ ngồi, bao gồm cả người lái xe.
  • Ô tô tải, kể cả các loại ô tô tải chuyên dụng, số sàn có tải trọng dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo một rơ moóc có thiết kế tải trọng dưới 3.500 kg.

Theo định nghĩa như trên, bằng lái hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, bằng B12 có thể điều khiển ô tô số sàn và cả số tự động. Tuy nhiên, cả hai loại bằng này được sử dụng cho mục đích cá nhân, không được hành nghề lái xe.

Bằng lái xe B1 là loại bằng thấp nhất, có tỉ lệ đỗ cao và phù hợp với những người lái hạn chế về thời gian học giấy phép lái xe.

2. Bằng lái B1 chạy được xe gì?

Bằng lái xe hạng B1 được cấp cho những người không hành nghề lái xe, điều khiển các loại phương tiện như sau:

  • Ô tô chở người có dưới 09 chỗ ngồi, bao gồm cả người lái.
  • Ô tô tải, kể cả các loại ô tô tải chuyên dụng, có tải trọng dưới 3.500 kg.

3. Bằng B1 và B2 khác nhau ở điểm nào?

Về cơ bản, bằng lái xe B1 và B2 được phép điều khiển các loại xe và phương tiện như nhau. Tuy nhiên hạng bằng B2 được phép hành nghề lái xe, trong khi hạng bằng B1 chỉ sử dụng với mục đích cá nhân.

hướng dẫn học lái xe ô tô hạng b1
Bằng lái B1 được sử dụng với mục đích cá nhân, không được hành nghề lái xe

Bên cạnh đó, hai hạng bằng này cũng có một số đặc điểm khác biệt, bao gồm:

Hạng bằng B1 Hạng bằng B2
Đặc điểm B11:

  • Chỉ được lái xe số tự động
  • Không được hành nghề lái xe

B12:

  • Được phép lái xe ô tô số tự động và cả số sàn
  • Không được hành nghề lái xe
Được phép lái xe số sàn và số tự động, bao gồm hạng B1

Được hành nghề lái xe

Thời gian đào tạo B11: 476 giờ, gồm 136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành lái xe

B12: 556 giờ, gồm 136 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe

588 giờ, bao gồm 168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe
Thời hạn sử dụng Đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam

Nếu người thi sát hạch trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép có hiệu lực 10 năm, kể từ ngày cấp.

10 năm kể từ ngày cấp

Bằng B1 được đánh giá là phù hợp với những người lớn tuổi, người khuyết tật, người có tay lái yếu và yêu thích sự an toàn. Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hoặc hành nghề lái xe, bạn nên thi bằng B2. Bên cạnh đó, thi bằng B1 có chi phí thấp và dễ hơn nhiều so với B2.

4. Đối tượng phù hợp với bằng B1

Bằng lái B1 được đánh giá là phù hợp với các đối tượng sau:

  • Người lớn tuổi, đã qua độ tuổi thi bằng lái B2.
  • Người khuyết tật, không đảm bảo các tiêu chuẩn sức khỏe. Hạn bằng lái cho người khuyết tật là B11.
  • Người lái ít kinh nghiệm, lái các loại xe tự động với mục đích cá nhân.

5. Điều kiện thi bằng lái B1

Điều kiện đủ để thi bằng lái xe ô tô hạng B1 bao gồm:

  • Công dân từ đủ 18 tuổi, là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
  • Người Việt Nam có chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản gốc còn hiệu lực.
  • Người nước ngoài có hộ chiếu / visa / thường trú tại Việt Nam có giá trị từ 6 tháng trở lên.

Điều kiện sức khỏe:

  • Không có các bệnh lý nguy hiểm.
  • Cơ thể bình thường.
  • Không có dị tật, thừa, thiếu chi ngón tay, chân, teo cơ.
  • Không có tiền sử động kinh, tâm thần, các bệnh lý có nguy cơ cho xã hội hoặc các bệnh lý lây nhiễm cần cách ly.

Hướng dẫn học lý thuyết bằng lái xe hạng B1

Từ ngày 1/08/2020, Tổng Cục giao thông đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thay đổi bộ đề hướng dẫn học lý thuyết lái xe B1 từ bộ 450 cũ lên bộ 600 câu mới. Trong đó, bộ đề 600 câu này có 1 trong 60 câu liệt, nếu trả lời sau câu này, kết quả thi sẽ không được chấp nhận.

Do đó, dưới đây Thế giới Rolls-Royce sẽ hướng dẫn cách thi thử bằng lái xe B1 600 câu 2022 tại nhà để người lái mới có sự chuẩn bị phù hợp.

1. Các khái niệm cơ bản

Trong lý thuyết hướng dẫn học lái xe B1, các khái niệm cơ bản được định nghĩa như sau:

  • Phần đường xe chạy: Là phần đường bộ mà các phương tiện được phép sử dụng, di chuyển.
  • Làn đường: Là phần được được chia theo chiều dọc, có độ rộng đủ an toàn cho các phương tiện.
  • Dải phân cách: Bao gồm dải phân cách cố định và di động. Đây là phần dùng để phân chia phần đường cho xe cơ giới và xe thô sơ.
  • Khổ giới hạn đường bộ: Là quy định giới hạn về chiều cao, chiều rộng của hàng hóa trên xe.
  • Người lái: Người trực tiếp điều khiển phương tiện.
  • Đường ưu tiên: Là phần đường được các phương tiện nhường đường để tiếp tục di chuyển.
  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ: Bao gồm các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dụng và xe thô sơ tham gia giao thông.
  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: Bao gồm xe đạp máy và loại xe tương tự.
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Còn được gọi là xe cơ giới, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự.
  • Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông: Là những người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ và xe máy chuyên dùng.
  • Người tham gia giao thông: Bao gồm những người sử dụng phương tiện di chuyển, người đi bộ và người dắt gia súc.
  • Người điều khiển giao thông: Bao gồm người có quyền hướng dẫn giao thông và cảnh sát giao thông.
  • Dừng xe: Chỉ việc dừng xe và đứng yên tạm thời.
  • Đỗ xe: Chỉ việc dừng xe, đứng yên mà không có giới hạn thời gian.

2. Các quy tắc giao thông

Theo hướng dẫn học lý thuyết lái xe B1 của bộ đề 600 câu, các quy tắc như sau:

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

  • Giơ tay thẳng đứng: Tất cả các phương tiện dừng lại.
  • Một hoặc cả hai tay đưa sang ngang: Các phương tiện trước, sau dừng lại, phương tiện trái, phải được phép di chuyển.

Quy định trong khu đô thị và khu dân cư đông đúc:

  • Không được phép sử dụng còi từ 22 giờ đếm đến 5 giờ sáng.
  • Không được bật đèn chiếu xa.
  • Chỉ được phép xin vượt bằng đèn tín hiệu từ 22 giờ đếm đến 5 giờ sáng.
  • Chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau, nơi có biển báo quay đầu xe.
hướng dẫn học lý thuyết lái xe b1
Học viên cần nắm rõ các quy tắc khi tham gia giao thông để vượt qua bài sát hạch

Quy định tại đường giao nhau:

  • Không có biển báo đi theo vòng xuyến thì nhường đường cho các phương tiện bên phải.
  • Có biển báo đi theo vòng xuyến thì nhường đường cho các phương tiện bên trái.
  • Xe quá tải trọng hoặc quá khổ cần được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép lưu thông.
  • Xe ô tô đỗ sát lề đường bên phải, các lề đường, hè phố không quá 2.5 m, cách ô tô đỗ phía bên kia đường tối thiểu 20 m.

Quy định khi lái xe:

  • Không được đè các vạch nét liền. Được phép đè lên vạch nét đứt.
  • Vạch màu vàng dùng để phân chia làn xe ngược chiều. Vạch màu trắng dùng để phân chia làn xe cùng chiều.
  • Tước giấy phép lái xe nếu người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo bị mất. Thời hạn tước giấy phép là 5 năm.

3. Lý thuyết bằng B1 về tốc độ tối đa

Trong phần lý thuyết của bằng B1 có mục tốc độ tối đa. Đây là phần thi dễ nhầm lẫn, do đó người lái cần chú ý các hướng dẫn học lái xe B1 để hoàn thành phần thí tốt nhất.

Tốc độ tối đa của các phương tiện trong bằng B1 như sau:

Đường đôi hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều hoặc đường một chiều chỉ có một làn xe cơ giới
Trong khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc)
Xe cơ giới (trừ xe máy, xe máy điện), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự 60 km/h 50 km/h
Ngoài khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc)
Ô tô con, ô tô chở người dưới 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt), ô tô tải nhỏ hơn hoặc bằng 3.5 tấn 90 km/h 80 km/h
Ô tô chở người trên 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt), ô tô tải trên 3.5 tấn (trừ ô tô xi téc) 80 km/h 70 km/h
Xe buýt, xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng (trừ xe trộn hồ – vữa, xe trộn bê tông) 70 km/h 60 km/h
Xe kéo rơ moóc và xe kéo xe khác, xe trộn vữa, xe trộn bê tông, ô tô xi téc 60 km/h 50 km/h

4. Lý thuyết về khoảng cách an toàn trong bằng B1

Để vận hành xe an toàn, người thi sát hạch lái xe cần ghi nhớ khoảng cách an toàn như sau:

Tốc độ (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
V= 60 35
60 < V ≤80 55
80 < V ≤ 100 70
100 < V ≤ 120 100

Khi điều khiển xe di chuyển với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, dân cư đông đúc, người lái phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe liền trước, khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ giao thông, tình hình thực tế nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Trong điều kiện trời mưa, sương mù, mặt đường trơn, địa hình quanh cơ, đèo dốc, người lái cần chủ động điều chỉnh khoảng cách thích hợp lớn hơn quy định.

5. Quy định về hoạt động vận tải đường bộ

Theo hướng dẫn học lái xe B1, các quy định về hoạt động đường bộ như sau:

  • Thời gian lái xe: Không quá 10h mỗi ngày và không liên tục quá 4 giờ.
  • Quyền và nghĩa vụ của hành khách trên xe: Miễn phí cước hành lý dưới 20k.
  • Quy định của hàng siêu trường, siêu trọng: Kích thước hoặc trọng lượng không được vượt quá thời gian quy định, nhưng không thể tháo rời.

6. Quy định về độ tuổi giấy phép lái xe

Hạng Tuổi Quy định
A1 18 Điều khiển xe mô tô từ 50cc – 175cc
A2 18 Điều khiển xe mô tô từ 175cc
A3 18 Điều khiển xe mô tô 3 bánh (bao gồm xe 3 gác, xích lô và xe lam)
A4 18 Điều khiển xe máy kéo có trọng tải 01 tấn (1.000 kg)
B1 18 Điều khiển xe ô tô đến 09 chỗ

Không được hành nghề lái xe

B1 tự động 18 Điều khiển xe ô tô đến 09 chỗ

Dành cho người khuyết tật

Không được hành nghề lái xe

B2 18 Điều khiển xe đến 09 chỗ, xe tải dưới 3.5 tấn
C 21 Điều khiển xe đến 09 chỗ, xe tải trên 3.5 tấn
D 24 Điều khiển xe từ 13 – dưới 30 chỗ
FC 24 Điều khiển xe đầu kéo, sơmi rơ mooc
FE 27 Điều khiển xe chở khách dạng nối toa
E 27 Điều khiển xe ô tô trên 30 chỗ

7. Lý thuyết B1 về biển báo

Trong hướng dẫn học lái xe B1, có 5 loại biển báo chính mà người lái cần nhớ bao gồm:

Biển báo Ký hiệu
Biển cảnh báo nguy hiểm Hình tam giác vàng
Biển cấm Vòng tròn đỏ
Biển hiệu lệnh Vòng tròn xanh
Biển chỉ dẫn Hình vuông hoặc hình chữ nhật xanh
Biển phụ Hình vuông hoặc chữ nhật trắng đen

Một số quy định về biển cấm như sau:

  • Nếu cấm 2 bánh thì cấm luôn cả xe 3 bánh nhưng không cấm 4 bánh.
  • Nếu cấm 4 bánh thì cấm luôn cả xe 3 bánh nhưng không cấm 2 bánh.
  • Cấm rẽ trái bao gồm cấm quay đầu.
  • Biển quay đầu thì không cấm rẽ trái.

8. Thứ tự ưu tiên khi lái xe

Sơ đồ các loại phương tiện theo thứ tự như sau: Xe con – Xe khách – Xe tải – Xe máy kéo – Xe kéo móc.

Trong hướng dẫn học lý thuyết lái xe B1, quy tắc di chuyển theo thứ tự như sau:

  • Xe chữa cháy
  • Xe công an, cảnh sát, quân sự, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp
  • Xe tham gia khắc phục thiên tai, dịch bệnh, xe hộ đê và xe làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định pháp luật
  • Đoàn xe tang

9. Hướng dẫn trả lời câu hỏi lý thuyết về sa hình

Trong quá trình thực hiện bài thi lý thuyết của bài sa hình, người lái cần thực hiện các bước sau để chọn được đáp án chính xác nhất.

  • Bước 1: Xét giao lộ.
  • Bước 2: Xét các loại xe ưu tiên (cứu hỏa, quân sự, công an, cứu thương)
  • Bước 3: Xét đường ưu tiên dựa vào các biển báo.
  • Bước 4: Xét xe ở bên phải không vướng (từ ngã tư)
  • Bước 5: Xét xe rẽ trước, đi thẳng, rẽ trái hoặc quay đầu.

Phần thi lý thuyết chiếm 30% tổng nội dung thi sát hạch lái xe hạng B1. Tuy nhiên lý thuyết đóng vai trò rất quan trọng, người lái cần nắm vững các kiến thức về luật cũng như cách lưu thông trên đường để vận hành xe an toàn.

Hướng dẫn thi thực hành lái xe B1

Phần thi thực hành lái xe chiếm 70% kết quả sát hạch thông qua bằng lái ô tô B1, do đó người lái cần chú trọng thực hành đủ số giờ quy định để có kết quả thi tốt nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn thi thực hành lái xe B1, người lái mới có thể tham khảo.

1. Cấu trúc bài thi

Bài thi thực hành bằng lái B1 gồm 11 bài như sau:

  • Bài 1: Xuất phát.
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
  • Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc.
  • Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
  • Bài 6: Đường vòng quanh co.
  • Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
  • Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.
  • Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng.
  • Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ.
  • Bài 11: Kết thúc.

Tổng thời gian thực hiện phần thi là 18 phút, được tính kể từ lúc vào bài (xe ở vạch trắng trên đường) đến khi ra khỏi vạch kết thúc bài thi. Điểm tối đa của bài thi này là 100 điểm và điểm đạt là từ 80 điểm.

2. Thực hành bài thi bằng lái B1

Bài 1: Xuất phát

  • Khi được gọi tên, thí sinh nhanh chóng bước lên xe. Sau đó thực hiện các thao tác cơ bản bao gồm thắt dây an toàn, điều chỉnh gương chiếu hậu, điều chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất.
  • Khi có lệnh xuất phát thì xi nhan sang trái để xuất phát khoảng 5 mét, khi có thông báo (đèn xanh trên xe đã tắt) dừng thì tắt xi nhan.

Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

  • Dừng xe trước vạch trắng và vạch sọc ngựa vằn (là phần đường dành cho người đi bộ). Khoảng cách từ thanh cản trước đến vạch dừng không có 50 cm.
  • Giữ động cơ xe hoạt động, không để chết máy xe.
  • Lái xe theo đúng tốc độ quy định, không vượt quá 24 km/h.

Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

  • Dừng xe đúng vạch với khoảng cách từ thanh cản trước đến vạch dừng không quá 50 cm.
  • Di chuyển nhẹ nhàng lên dốc, đảm bảo xe không bị tụt dốc và giữ đúng thời gian quy định.
  • Kết thúc bài 3, lái xe đến bài 4.
hướng dẫn thi thực hành lái xe b1
Thực hiện 11 phần trong bài thi sát hạch theo hình đã quy định

Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

  • Điều khiển xe sao cho bánh xe trước và bánh xe sau ở lái phụ phải qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe.
  • Lái xe đường đường vòng vuông góc trong giới hạn hình sát hạch trong thời gian hai phút.
  • Giữ cho động cơ hoạt động liên tục, đảm bảo động cơ không vượt quá 4.000 vòng / phút.
  • Lái xe qua vạch để kết thúc bài 4.

Bài 5: Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

  • Chấp hành nghiêm chỉnh tín hiệu giao thông, dừng lại khi đèn đỏ, được phép đi khi đèn xanh hoặc vàng.
  • Khoảng cách từ thanh cản trước đến vạch dừng không quá 50 cm.
  • Bật xi nhan theo đúng quy định.
  • Lái xe đi qua ngã tư trong thời gian quy định, không được vi phạm vạch kẻ đường.
  • Lái xe kết thúc bài thi và di chuyển để bài 6.

Bài 6: Đường vòng quanh co

  • Lái xe qua đường vòng quanh cơ theo đúng hình đã quy định của bài thi sát hạch.
  • Không đè vạch.
  • Thời gian thực hiện bài thi trong 2 phút.

Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ

  • Đỡ côn, cho xe bám sát và cách vạch màu đen ở phía người lái khoảng 20 – 30 cm, khi nào vai đến giữa vạch thì phanh lại.
  • Đánh hết lái sang phải, cho xe di chuyển kết hợp quan sát gương trái, sau đó tiến hành lùi thẳng đến điểm 02 (điểm đánh dấu) thì phanh lại.
  • Đánh hết lái sang trái, vào số lùi, thả chân côn chậm kết hợp nhìn gương bên trái. Khi nào thân xe song song với vạch đỗ thì phanh lại.
  • Vào số 1, cho xe di chuyển từ từ, đến khi vai người lái bằng vạch màu đen bên trái thì đánh lái sang bên phải.
  • Bài thi cần thực hiện trong 2 phút, bánh xe không được đè vào đường giới hạn và vạch cảm ứng giới hạn.

Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

  • Sau khi xuất phát, người lái cho xe di chuyển chậm đến khi thấy khoảng cách từ hình chiếu thanh cản trước đến vạch đường không quá 50 cm thì ấn nhẹ phanh để xe dừng.
  • Sau khi kết thúc bài thi thì nhả côn cho xe chạy tiếp.
  • Không dừng quá 30 giây để tránh bị trừ điểm thi.

Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng

  • Quãng đường của bài thi này là 25 m, người sát cần cần thay đổi tốc độ từ số 1 lên số 2 và trên 24 km/h.
  • Trên quãng đường 25 m còn lại của bài thi thì phải thay đổi số và tốc độ ngược lại.
  • Sau đó lái xe đến bài thi sát hạch tiếp theo.
  • Hoàn thành bài thi trong vòng 2 phút.

Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

  • Tiến xe song song với vạch và dừng ở điểm chuẩn, sao cho vị trí ngồi của người lái ngang với điểm chuẩn.
  • Đánh hết lái sang bên trái, cho xe di chuyển kết hợp nhìn gương bên trái đến khi thấy nơ thì phanh lại.
  • Trả thẳng lại, cho xe lùi về nơ đến khi bánh xe bên trái cách vạch ngoài khoảng 20 cm thì phanh. Đây là thao tác yêu cầu độ chính xác cao, bởi vì nếu tiến quá sâu sẽ đè vạch.
  • Đánh hết lái sang bên trái và tiến hành lùi xe. Nhìn qua gương phải đến quan sát thân xe, đến khi xe song song với mặt đường thì phanh lại.
  • Trả thẳng lái, cho xe lùi đến khi đè qua vạch màu vàng thì dừng lại.

Bài 11: Kết thúc bài thi sa hình

  • Bật đèn xi nhan phải khi xe đi qua vạch kết thúc.
  • Lái xe qua vạch kết thúc và dừng lại.

Lưu ý khi thi bằng lái B1

Khi thi sát hạch bằng lái B1, người lái cần vượt qua 11 bài sa hình trong 18 phút. Để bài sát hạch trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, người lái nên lưu ý:

  • Không được vội vàng khi lái xe. Cho xe di chuyển từ từ, tốc độ ổn định, chính xác để tránh việc vượt quá vạch quy định.
  • Các xe thi sát hạch thường có ga-răng-ti cao, do đó khi vào số 1 không cần nhấn ga thì xe vẫn có tốc độ tương đối ổn định. Vì vậy cho xe di chuyển từ từ, chậm rãi để điều khiển xe theo ý muốn.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tự tin khi thực hiện bài thi.
  • Tập trung cao độ, không sử dụng các chất kích thích trước khi thực hiện bài thi.

Thi bằng lái xe là một quá trình khó khăn và cần nhiều nỗ lực, đặc biệt là ở những người lần đầu lái xe. Do đó, học viên cần tham khảo các hướng dẫn học lái xe B1 về lý thuyết và cả thực hành để có kết quả sát hạch tốt nhất.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *