Hướng Dẫn Lái Xe Ô Tô Cho Tài Mới – Cơ Bản, Làm Quen

Đối với các người lái mới, việc nắm vững các hướng dẫn lái xe cơ bản là điều cực kỳ quan trọng để vận hành xe an toàn và có những trải nghiệm tốt nhất. Dưới đây Thế giới Rolls-Royce sẽ giúp các tài xế mới cách làm quen với xe ô tô cũng như các bước đơn giản nhất để lái xe, bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn lái xe Ô Tô
Tìm hiểu các hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản để vận hành xe êm ái và an toàn hơn

Làm quen với xe ô tô

Trước khi học cách lái, bạn cần làm quen với xe ô tô, về các bộ phận quan trọng, tư thế ngồi, cách điều chỉnh gương chiếu hậu, vô lăng, cần số cũng như các biểu tượng cơ bản. Điều này giúp những người lái xe ô tô mới tránh được việc ngỡ ngàng và lúng túng khi lái xe.

Dưới đây là một số đặc điểm và các bộ phận quan trọng của xe ô tô mà bạn cần làm quen.

1. Thoải mái khi ngồi và điều khiển xe ô tô

Vị trí ngồi phù hợp và thoải mái là điều quan trọng khi lái xe ô tô. Bạn nên điều chỉnh ghế về phía trước, phía sau, sang trái hoặc sang phải, sao cho chân chạm vào cả hai bàn đạp một cách thoải mái nhất.

Một số xe sẽ có nút điều chỉnh điện, thường là ở bên trái của ghế. Trong các loại xe ô tô cũ hơn, ghế sẽ được trang bị cần gạt ở bên dưới ghế để điều khiển vị trí.

2. Làm quen với bàn đạp chân

Trong xe ô tô số tự động, bàn đạp chân điều khiển gia tốc và phanh. Bàn đạp ngoài cùng bên phải (thường nhỏ hơn bàn đạp kia) là bàn đạp ga và khi nhấn xuống, xe sẽ chuyển động, càng nhấn mạnh xe sẽ chuyển động càng nhanh. Bàn đạp bên trái, thường có kích thước lớn hơn bàn đạp ga, là bàn đạp phanh, khi nhấn vào xe sẽ chậm lại.

Hướng dẫn lái xe Ô Tô trên đường
Chỉ thao tác bàn đạp ga hoặc phanh bằng một chân để đảm bảo an toàn

Theo các kinh nghiệm lái xe, bạn nên sử dụng một chân bên phải để thao tác với cả hai bàn đạp, ngay cả khi đã lái xe thuần thục. Điều này có thể giúp người lái mới tránh được việc nhầm bàn đạp ga và bàn đạp thắng, hạn chế được rủi ro và vận hành xe an toàn hơn.

Không bao giờ sử dụng cả hai chân cùng một lúc để tiếp cận cả hai bàn đạp. Chỉ sử dụng một chấn để tránh việc vô tình nhân vào cả hai bàn đạp. Điều này có thể gây nguy hiểm và làm hỏng xe.

3. Điều chỉnh gương ô tô

Khi học cách lái xe ô tô, bạn cần điều chỉnh gương sao cho có thể quan sát đoạn đường phía sau một cách hiệu quả nhất. Trên xe ô tô sẽ có ba gương, bao gồm hai gương ở hai bên thân xe, cho phép người lái quan sát hai bên và tránh các điểm mù. Gương thứ ba trên xe ô tô là gương chiếu hậu, được lắp đặt ở trung tâm xe, ở phía trước người lái để giúp quan sát trực tiếp kính chắn gió ở phía sau.

Gương chiếu hậu cần được bố trí sao cho người lái có thể xác định được vị trí của xe và quan sát ở phía sau càng nhiều càng tốt. Theo các chuyên gia về cách định vị gương bên ngoài, gương càn được vươn xa khỏi thân xe để loại bỏ các điểm mù. Ngoài ra, gương ở hai bên thân xe nên được điều chỉnh với góc quan sát của gương chiếu hậu để cho phép người lái có tầm quan sát tốt nhất.

4. Xác định phanh tay

Phanh tay còn được gọi là phanh điện tử, phanh khẩn cấp hoặc thắng tay. Phanh tay là một cần dài hơn với một nút bấm ở đầu. Khi phanh tay được kéo lên xe giúp khóa xe ở một vị trí nhất định trên mặt đất và đảm bảo xe không di chuyển.

hướng dẫn lái xe ô tô số sàn
Tìm hiểu về vị trí và cách sử dụng phanh tay để đảm bảo an toàn khi lái xe

Khi thả phanh, xe ô tô sẽ bắt đầu chuyển động. Trong các hướng dẫn lái xe dành cho người lái mới, phanh tay là một phần quan trọng và được giới thiệu sâu để vận hành xe an toàn. Người lái mới cần đảm bảo rằng phanh tay được ngắt trước khi bắt đầu lái xe.

5. Làm quen với cần số

Cần số có tác dụng điều khiển hoạt động của hộp số, bao gồm đỗ xe, sang số thay đổi tốc độ, đánh lái hoặc lùi xe. Cần số thường được bố trí ở giữa hai ghế trước của xe ô tô. Tuy nhiên có một số loại xe ô tô bố trí cần số nằm ở bên phải của xe ô tô.

  • Nếu cần số ở vị trí đỗ và bộ phận đánh lửa đang bật, xe sẽ không di chuyển về phía trước, bất kể bạn nhấn ga mạnh cỡ nào.
  • Nếu cần số ở vị trí trung lập, động lượng tự nhiên của ô tô sẽ giúp xe tiếp tục di chuyển về phía trước.
  • Nếu cần số ở chế độ lùi, xe sẽ lùi về phía sau thay vì tiến về phía trước, nếu bạn không nhân chân phanh.

Trong các loại xe ô tô hiện tại với hộp số tự động, cần số có thể được thay đổi thành các núm vặn tùy thuộc vào loại xe. Nếu gặp khó khăn khi xác định cần số, hãy đọc hướng dẫn sử dụng hoặc trao đổi với đại lý xe.

6. Nắm rõ các biểu tượng trên điều khiển

Các biểu tượng này hiển thị cho người lái biết động cơ còn bao nhiêu nhiên liệu, tốc độ chạy, độ nóng của động cơ và độ độ RPM (vòng quay mỗi phút của động cơ).

tự học lái xe ô tô tại nhà
Học cách đọc các thông số xe ô tô để nắm rõ cách xe đang vận hành

Một số biểu tượng và đồng cơ cơ bản trên bảng điều khiển:

  • Đồng hồ tốc độ: Đây có lẽ là đồng hồ quan trọng nhất trên bảng điều khiển, cho biết tốc độ mà xe ô tô đang di chuyển, được đo bằng km / h (kph).
  • Thước đo RPM: Cho biết động khả năng vận hành của động cơ. Hầu hết các đồng hồ đo RPM sẽ có các vùng màu đỏ bắt đầu từ 6.000 hoặc 7.000 RPM. Theo khuyến cáo, khi đồng hồ đo chuyển sang màu đỏ, hãy giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.
  • Đồng hồ đo nhiên liệu: Cho biết lượng nhiên liệu còn lại trong xe ô tô, thường có mặt số, giống như kim đồng hồ di chuyển giữa “F” và “E”. Ký hiệu “E” báo hiệu nhiên liệu sắp hết và “F” là nhiên liệu đầy. Một số loại xe hiện đại khác có mặt đồng hồ đo nhiên liệu kỹ thuật số, với hiển thị vạch điện tử như pin điện thoại.
  • Thiết bị đo nhiệt độ trong xe: Cho biết nhiều độ của động cơ xe ô tô, thường có mặt số di chuyển giữa H (Hot) và C (Cold). Thông thường, đồng hồ này cần ở giữa trung tâm của máy đo.

Hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản chi tiết nhất

Với những người lái mới, việc nắm rõ các thao tác cơ bản là điều cực kỳ quan trọng để vận hành xe an toàn và tránh các rủi ro trên đường. Dưới đây, Thế giới Rolls-Royce sẽ hướng dẫn cách lái xe ô tô an toàn, đơn giản và chi tiết nhất.

1. Các quy tắc an toàn

Trước khi lái xe ô tô người lái cần chú ý đến các vấn đề an toàn, chẳng hạn như:

  • Thắt dây an toàn: Ở hầu hết các nước trên thế giới, không thắt dây an toàn khi lái xe ô tô là vi phạm pháp luật. Thắt dây an toàn có thể giảm khả năng bị thương năng hoặc tử vong nếu tai nạn xảy ra.
  • Luôn khởi động xe bằng chân phanh: Trước khi khởi động xe, hãy đặt chân vào bàn đạp phanh. Khi thả chân phanh, xe sẽ từ từ chuyển động về phía trước.
  • Bật động cơ, nhả phanh tay, nếu cần thiết: Cắm chìa khóa vào lỗ khóa, thường ở bên phải của vô lăng và xoay chìa khóa theo chiều kim đồng hồ. Trong một số loại xe ô tô đời mới, chìa khóa được cài đặt sẵn bên trong xe, bạn chỉ cần ấn nút “Power” hoặc “Ignition” để động cơ khởi động.

2. Tìm hiểu cách lùi xe

Trong một số trường hợp, sẽ ô tô ở trong bãi đỗ xe hoặc đỗ ở các vị trí cần phải lùi xe để bắt đầu lái. Mặc dù kỹ thuật lùi xe có thể gây nhiều khó khăn và lo lắng, tuy nhiên người lái có thể lưu ý một số điều như sau:

Hướng dẫn lái xe Ô Tô hạng B2
Lùi xe là kỹ thuật cực kỳ quan trọng khi đưa xe vào bãi hoặc đưa xe ra khỏi vị trí đỗ an toàn
  • Đưa cần số về chế độ R (Reverse) để lùi xe.
  • Quay đầu để quan sát đoạn đường phía sau.
  • Nhẹ nhàng bỏ chân khỏi phanh và không đặt chân lên bàn đạp ga. Trong những lần lùi đầu tiên, người lái mới không nên đạp ga để tránh các rủi ro liên quan. Bạn có thể di chuyển chiếc xe nhẹ nhàng bằng cách bỏ chân ra khỏi bàn đạp phanh. Xe sẽ di chuyển chậm nhưng sẽ hạn chế được nguy cơ va chạm, đâm đụng những chiếc xe khác hoặc những người khác.
  • Trong chế độ lùi xe có một quy tắc mà người lái cần nhớ là, “Trái là phải – Phải là trái”. Việc bẻ lái sang phải sẽ làm cho xe rẽ sang trái , trong khi quay tay lái sang trái sẽ làm cho xe rẽ sang phải. Hãy ghi nhớ điều này để lùi xe an toàn.
  • Đạp chân phanh bất cứ lúc nào muốn giảm tốc độ. Nhấn chân phanh nhẹ nhàng nhưng chắc chắn để giảm tốc độ khi cần thiết.

3. Vào số lái xe

Ở hầu hết các loại xe ô tô hiện nay, cần số được ký hiệu từ 1 – 5  (dùng khi xe tiến), số Mo (số 0, cũng được ký hiệu là N, sử dụng khi xe không di chuyển) và R (dùng khi lùi xe). Số 1 là động cơ mạnh nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Các số tiếp theo, tốc độ sẽ tăng dần tuy nhiên động cơ sẽ hoạt động yếu dần.

Khi hướng dẫn lái xe ô tô cho người mới, học viên thường được yêu cầu thông số vị trí cần số trước khi tiến hành lái. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho hộp số, tránh các tai nạn và giúp động cơ xe vận hành bền bỉ hơn.

Nguyên tắc cài số xe:

Cài số xe hay điều khiển cần số nhằm mục đích thay đổi các khớp bánh răng trong hộp số, từ đó kéo động cơ tăng hoặc giảm và thay đổi vận tốc xe. Các nguyên tắc cài số xe ô tô như sau:

  • Để chuyển số, đặt lòng bàn tay phải lên núm cần số, dùng lực ở cánh tay đưa cần số về số Mo. Sau đó, tác động lực lên cần số để di chuyển về số thích hợp.
  • Nếu càn lùi xe (R), người lái cần tiến hành thao tác phụ để mở khóa hãm. Sau đó đẩy cần số hai lần để về số Mo. Khi thao tác cần thực hiện nhanh chóng, dứt khoát và mắt vẫn quan sát đoạn đường phía trước.
  • Sau khi vào số, nhanh chóng đưa xe về vị trí vô lăng và tiếp tục điều hướng xe.
  • Khi đã sẵn sàng để di chuyển xe ô tô về phía trước, hãy đưa cần số về D – Drive. Đặt chân lên bàn đạp phanh, chuyển xe sang trạng thái lái để bắt đầu di chuyển về phía trước.
  • Lúc này hãy bỏ chân ra khỏi bàn đạp phanh. Từ từ nhân bàn đạp ga để ô tô chuyển động. Tăng tốc cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn. Nếu cần giảm tốc độ, hãy bỏ chân ra khỏi bàn đạp ga và chuyển chân sang bàn đạp phanh.
kiến thức cơ bản khi học lái xe ô tô
Tìm hiểu các thao tác với cần số và cách vào số để xe di chuyển

Quy trình sang số xe ô tô:

Để thay đổi sức mạnh động cơ nhằm đáp ứng các địa hình khác nhau, người lái nên sang số đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn sang số đơn giản nhất:

  • Từ số 0 sang 1: Khi động xe ở số 0 có nghĩa là các bánh răng ở hộp số ăn khớp với nhau, xe sẽ ngừng chuyển  động. Để xe bắt đầu di chuyển hãy kéo cần số về số 1 và đẩu vào đúng vị trí số 1. Ở số 1, lực kéo động cơ ở giá trị lớn nhất nhưng tốc độ di chuyển chậm, do đó chỉ sử dụng khi chạy đà hoặc leo dốc.
  • Từ số 1 sang số 2: Động cơ xe ở số 2 có lực kéo nhỏ hơn số 1 những tốc độ lại nhanh hơn. Để chuyển tốc độ từ số 1 sang số 2, người lại cần đẩy cần số về số 0 trước, sau đó đẩy về số 2.
  • Từ số 2 sang 3: Lực kéo động cơ ở số 3 nhỏ hơn số 2 nhưng tốc độ lại cao hơn. Để di chuyển từ số 2 sang số 3, người lái cũng đưa xe về số 0 trước, sau đó gạt cần số về số 3.
  • Từ 3 sang 4: Tương tự, lực kéo ở số 3 cũng nhỏ hơn số 4, những tốc độ cũng lớn hơn. Để chuyển cần số về số 4, người lại đẩy cần số về 0 sau đó gạt về số 4.
  • Từ số 4 sang 5: Lực kéo động cơ của số 5 là nhỏ nhất, tuy nhiên tốc độ lại lớn nhất. Để chuyển số, người lái cũng đẩy cần số về số 0 trước, sau đó là gạt cần số về số 5.
  • Về số lùi: Số lùi (R) được sử dụng khi lùi xe. Người lái đẩy cần số về số 0 sau đó kéo sang R để vào số lùi.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại động cơ mà người lái có thể cần kết hợp chân phanh để vào sống đúng cách. Do đó, tốt nhất người lái nên tìm hiểu về loại xe, loại động cơ trước khi bắt đầu lái xe.

4. Khởi động và di chuyển

Sau khi nắm rõ các nguyên tắc an toàn và thao tác với cần số, bạn có thể tham khảo cách khởi động và di chuyển xe an toàn như sau:

  • Kéo phanh tay, đưa cần số về trạng thái P và ngồi ở tư thế  sẵn sàng.
  • Nhấn chân vào phanh.
  • Bật động cơ xe, để yên trong vài giây trước khi bắt đầu di chuyển.
  • Trong lúc chờ xe khởi động, hãy làm nóng lại động cơ, kiểm tra lại các nguyên tắc an toàn như tình trạng đèn, còi.
  • Tiếp theo, bạn đạp chân phanh, chuyển cần số về D, kết hợp với việc thả phanh tay.
  • Đặt chân sang chân ga và bắt đầu nhấn chân ga nhẹ nhàng để chuyển động xe.

Đây là hướng dẫn lái xe ô tô đơn giản nhất. Tuy nhiên khi lưu thông trên đường, bạn cần chú ý đến cách điều khiển vô lăng, kết hợp khả năng vào số, lùi xe, sử dụng chân ga và chân phành phù hợp với đoạn đường di chuyển.

5. Hướng dẫn cách về số

Trong các hướng dẫn lái xe, cách về số là một điều cực kỳ quan trọng để dừng đỗ xe đúng kỹ thuật và giữ an toàn cho người lái.

Để về số, người lái thực hiện như sau:

  • Nhấn phanh chân với một lực vừa đủ cho đến khi dừng hẳn
  • Khi nhấn phanh cần chú ý giữ nguyên bàn chân tại vị trí phanh, kết hợp kéo phanh tay với một lực đủ để xe dừng lại từ từ, chậm rãi. Hạn chế tình trạng kéo phanh mạnh và nhanh, đặc biệt là trên đoạn đường bằng phẳng.
  • Sau đó đẩy cần số về P để hoàn tất việc đỗ xe.
mô hình tập lái xe ô tô
Tập luyện cách về số thường xuyên để dừng đỗ xe đúng kỹ thuật

Trong trường hợp dừng đèn đỏ, bạn cũng thực hiện các thao tác như trên, tuy nhiên không cần đưa cần số về vị trí P. Khi dừng đèn đỏ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây, bạn chỉ cần giữ chân phanh cho đến khi đèn chuyển xanh rồi chuyển sang chân ga và tiếp tục di chuyển.
  • Nếu thời gian chờ đèn đỏ lớn hơn 10 giây, bạn nên đưa cần số sang vị trí N và nhấn phanh để xe dừng lại. Đến khi đèn xanh, người lái nhấn phanh và đẩy cần số về vị trí D, chuyển sang chân ga và di chuyển.
  • Nếu thời gian dừng đèn đỏ quá lâu, người lái nên kết hợp phanh tay để tránh gây áp lực lên chân cũng như ngăn ngừa các rủi ro mất lái. Khi đèn chuyển màu xanh thì đạp phanh chân, đẩy cần số về D, nhả phanh tay và chuyển chân phanh sang chân ga để xe tiến về phía trước.
  • Khi dừng đỗ xe, dù đã đẩy cần số về Mo thì vẫn cần giữ chân phanh hoặc kéo phanh tay. Điều này sẽ giúp xe tránh trôi theo quán tính, mất lái và dẫn đến các sự cố không mong muốn.

Học lái xe cơ bản thường đơn giản hơn nhiều so với tưởng tượng của nhiều người. Mặc dù lái xe có thể nguy hiểm và có nhiều quy tắc cần tuân thủ, tuy nhiên bạn sẽ vui vẻ và cảm thấy hứng thú khi lái xe. Điều quan trọng là nắm rõ các hướng dẫn lái xe cơ bản cũng như đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Ngoài ra, bạn nên luyện tập lái xe thường xuyên để làm chủ tay lái cũng như tránh được các tình huống lúng túng, khó xử khi lưu thông. Hy vọng, thông qua bài hướng dẫn lái xe cơ bản, có thể giúp bạn ôn lại các kỹ thuật lái xe và có những chuyến đi thú vị nhất.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *