Hướng Dẫn Lái Xe Số Sàn Cho Người Mới, 15 Bước Cơ Bản

Cách lái xe số sàn giúp tài mới sớm thuần thục với kỹ thuật lái xe, xe vận hành mượt mà, không bị tắt máy. Việc nắm rõ và thuần thục các bước còn giúp đảm bảo an toàn, hạn chế va chạm khi lái xe trên những đoạn đường đông dân cư.

Cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật
Hướng dẫn cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và không tắt máy cho tài mới

Hướng dẫn cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật

So với xe số tự động, xe số sàn thường phức tạp hơn. Chính vì thế việc luyện tập thường khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Để sớm thuần thục cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật, tài mới cần nắm rõ thông tin về các bộ phận và ký hiệu trên xe. Đồng thời tích cực luyện tập theo hướng dẫn.

Việc thuần thục cách lái xe số sàn có thể giúp xe vận hành êm ái và mượt mà hơn, hạn chế xe bị tắt máy hay phát sinh các vấn đề nghiêm trọng khác. Chẳng hạn như va chạm với các phương tiện xung quanh.

Một số bước cơ bản giúp lái xe số sàn đúng kỹ thuật:

1. Vào vị trí và thắt dây an toàn

Bạn cần thắt dây an toàn ngay khi ngồi trên xe. Đây là thao tác cơ bản đầu tiên không chỉ áp dụng cho xe số sàn mà còn cho xe số tự động. Thao tác này giúp đảm bảo người lái và hành khách được giữ ở vị trí an toàn của ghế. Hạn chế phát sinh vấn đề nghiêm trọng nếu có va chạm khi lưu thông trên đường.

Vào vị trí và thắt dây an toàn
Vào vị trí và thắt dây an toàn để hạn chế phát sinh vấn đề nghiêm trọng nếu có va chạm

2. Ghi nhớ nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp

Đây là một trong những bước quan trọng giúp học cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật. Nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp và cách thức hoạt động của xe số sàn khác nhau ở mỗi dòng xe. Chính vì thế việc hiểu hơn về các nguyên tắc có thể giúp bạn dễ dàng trong việc luyện tập thuần thục các bước lái xe.

Vị trí của bộ ly hợp ở xe số sàn:

  • Côn: Phía xa bên trái.
  • Phanh: Giữa côn và chân ga.
  • Chân ga (CBA): Phía xa bên phải

Vị trí của bộ ly hợp tương ứng với vô lăng. Điều này có nghĩa vô lăng bên trái xe có bộ ly hợp bên trái và ngược lại.

3. Điều chỉnh ghế lái và vô lăng

Sau khi thắt dây an toàn, bạn cần điều chỉnh ghế và vô lăng, đảm bảo có tư thế ngồi phù hợp, tay và chân dễ dàng thực hiện các thao tác trên xe. Đối với ô tô số sàn, bạn cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho phù hợp với vô lăng và tầm nhìn phía trước.

Một số lưu ý khác khi điều chỉnh ghế lái và vô lăng:

  • Đảm bảo nhìn được bao quát xung quanh
  • Chỉnh gương chiếu hậu nếu cần thiết
  • Ngồi trên ghế với tư thế thoải mái
  • Khoảng cách của ghế phù hợp với chân côn. Đảm bảo chân trái có thể nhấn chân côn xuống sàn.

4. Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hộp)

Nhấn chân vào chân côn, đồng thời giữ nó sát với sàn để đạp hết chân côn. Quan sát và cảm nhận khi thực hiện bước này để kiểm soát chân côn, đảm bảo áp dụng đúng hướng dẫn lái xe số sàn.

Đạp hết chân côn
Đạp hết chân côn, thực hiện đúng kỹ thuật, tránh nhầm lẫn với với chân ga và chân phanh

Cấu trúc và cách chân côn chuyển động khác với chân ga và chân phanh. Mặc dù vậy, tài xế mới thường lúng túng và nhầm lẫn. Để tránh phát sinh vấn đề, hãy quan sát cách các bộ phận chuyển động và lập làm quen.

Ngoài ra tài xế mới cần luyện tập cách thả chân côn để tăng khả năng kiểm soát, thực hiện đúng kỹ thuật khi có tình huống bất ngờ.

5. Kiểm tra cần số

Cần kiểm tra cần số trước khi khởi động xe. Đảm bảo bộ phận này ở vị trí trung tâm N (Neutral) – nghĩa là vị trí số 0. Bởi ở vị trí này, động cơ xe hoạt động nhưng không chuyển động (xe chạy không trọng tải). Hãy di chuyển về vị trí trung tâm nếu cần số không đúng vị trí.

Những trường hợp nên cài số N:

  • Chuẩn bị khởi động xe
  • Đẩy hoặc kéo xe đi bảo dưỡng
  • Kéo xe trên đường khi gặp sự cố.

Các dòng ô tô số sàn thường có sơ đồ chuyển số được in trên cần nắm. Điều này giúp người lái dễ dàng quán sát và điều khiển cần lái theo đúng ý muốn. Một số dòng xe có thể có sơ đồ chuyển số ở vị trí khác.

Để nhuần nhuyễn trong việc sang số, hãy luyện tập trong khi chìa khóa ở vị trí tắt. Nên luyện tập sang số cùng với đạp chân côn cho đến khi trở thành thói quen, tài xé có thể sang số mà không cần nhìn ký hiệu.

6. Khởi động xe

Sau khi đặt cần số ở vị trí N, hãy đạp và giữ chân côn, đồng thời thao tác vặn chìa khóa để khởi động xe. Có thể nhấn nút Start/Stop để khởi động xe.

Khởi động xe
Khởi động xe bằng thao tác vặn chìa khóa hoặc nhấn nút Start/Stop khi đạp và giữ chân côn

7. Nhả chân côn

Bỏ chân ra khỏi bàn ly hợp (nhả chân côn) khi xe khởi động thành công. Lưu ý cần số được giữ ở vị trí trung tâm.

8. Đạp côn và vào số 1

Để vào số sàn xe ô tô êm ái, không bị tắt và giật máy, bạn cắt côn hoàn toàn và đưa cần số vào khung ký hiệu số 1.

Khi thực hiện cần lưu ý những điều sau:

  • Đạp hết hành trình chân côn. Điều này giúp cho việc vào số trở nên dễ dàng.
  • Hai tay nắm vô lăng, mắt nhìn về phía trước khi đạp ly hộp.
  • Đạp mạnh bằng mũi bàn chân trái nhưng gót chân không bị dính xuống sàn.

9. Nhả chân côn cho xe di chuyển

Nhả chân côn và nhả phanh tay cho đến khi xe di chuyển là một bước quan trọng khi học cách lái xe số sàn. Bước này giúp xe di chuyển êm ái, không bị giật hay tắt máy. Đồng thời làm nền đệm cho những bước tiếp theo.

Sau khi vào số 1, từ từ nhả phanh tay và hạ côn bằng cách nhả chân trái cho đến khi nghe tiếng động cơ giảm và xe bắt đầu di chuyển về phía trước. Âm thanh này chính là điểm ma sát của ly hợp, giúp xế hộp của bạn chuyển động về phía trước một cách nhẹ nhàng. Tiếng động cơ giảm cũng giúp tài xế nhận biết xe đang di chuyển.

Quá trình này nên được thực hiện một vài lần để tập làm quen với âm thanh và chuyển động của xe. Ngoài ra tài xế mới cũng cần chú ý đến thao tác nhả bàn đạp ly hợp. Bước này được thực hiện để chuyển động từ động cơ kết nối với hệ thống truyền lực.

Hướng dẫn nhả bàn đạp ly hợp:

  • Khoảng 2/3 hành trình đầu: Thực hiện thao tác nhả bàn đạp ly hợp nhanh chóng để đĩa ma sát của ly hợp và bánh đà tiếp giáp với nhau.
  • Khoảng 1/3 hành trình sau: Thực hiện thao tác nhả bàn đạp ly hợp một cách từ từ. Điều này giúp mô-men quay tăng dần lực truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

Khi thực hiện thao tác nhả bàn đạp ly hợp, động cơ của xe không bị tắt, xe chuyển động nhẹ nhàng và êm ái, không bị rung giật.

10. Mớm nhẹ ga

Hãy nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn. Khi vòng quay giảm từ từ, bắt đầu mớm nhẹ ga bằng cách đạp nhẹ vào bàn đạp ga. Hai thao tác này cần được thực hiện đồng thời theo nguyên tắc “côn ra, ga vào”.

Thao tác nhả côn và mớm ga nên được luyện tập vài lần để sớm thuần thục. Điều này cũng giúp xác định được sự kết hợp nhẹ nhàng giữa hai thao tác.

Mớm nhẹ ga
Mớm nhẹ ga khi nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn, vòng quay giảm từ từ

Một số lưu ý:

  • Không nhả côn quá nhanh. Vì điều này có thể khiến xe bị chết máy.
  • Giữ chân côn hoặc đạp sâu xuống một chút nếu nhận thấy động cơ sắp dừng
  • Không đạp chân côn khi xe chạy quá tốc độ. Bởi điều này có thể làm hao mòn các bộ phận của chân côn, tăng nguy cơ hỏng hóc, bóc khỏi và trượt.

11. Đạp côn và sang số 2

Khi học cách lái xe số sàn bạn cần lưu ý thời điểm sang số phụ thuộc chủ yếu vào vòng tua và tốc độ của xe. Âm thanh động cơ thường phát ra khá lớn khi vòng tua máy trên đồng hồ đạt mức 2.500 – 3.000 vòng/phút. Khi nhận thấy âm thanh này, hãy thực hiện đồng thời hai thao tác gồm nhấn chân côn và chuyển cần số từ số 1 sang số 2.

Đạp côn và sang số 2
Đạp côn và sang số 2 khi vòng tua máy trên đồng hồ đạt mức 2.500 – 3.000 vòng/phút

Lưu ý:

  • Học cách nhận biết âm thanh để sang số phù hợp.
  • Một vài dòng xe hiện đại có đèn sang số. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết thời điểm thích hợp để đổi số.
  • Cắt côn hoàn toàn khi vào số. Nếu không việc vào số trên xe số sàn sẽ rất khó và nặng
  • Áp dụng nguyên tắc “côn ra, ga vào” để động cơ khỏe , xe ít bị mài mòn.
  • Điều khiển các thao tác trên chân côn, chân quanh và hộp số một cách trơn tru.
  • Mớm côn từ từ khi vào số thấp. Vào côn nhanh hơn nếu vào số cao.
  • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc chuyển số và nhấn chân côn. Điều này giúp xe không bị chế máy, tăng tuổi thọ của động cơ.
  • Chuyển số muộn hơn khi cần tăng tốc nhanh hoặc khi lên dốc.

Tham khảo thêm: Kỹ Thuật Lái Xe Số Sàn Lên Xuống Dốc – Hướng Dẫn Chi Tiết

12. Nhả chân côn và đạp ga

Sau khi sang số, tài xế ấn nhẹ chân lên bàn đạp ga và từ từ nhả chân côn (thực hiện đồng thời). Việc ấn nhẹ lên bàn đạp ga có thể giúp xe di chuyển nhanh về phía trước.

Lưu ý:

  • Chuyển đổi bộ ly hợp một cách trơn tru.
  • Nhả côn nhanh hơn nếu xe có dấu hiệu rung giật khi di chuyển.

13. Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn

Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn là bước tiếp theo trong hướng dẫn lái xe số sàn đúng kỹ thuật. Bước này được thực hiện như sau:

  • Khi đang đạp chân ga và xe đang cài số, hãy nhả chân ra khỏi chân côn.
  • Tiếp tục đạp ga để xe tăng tốc.

Lưu ý:

  • Không để chân nghỉ trên chân côn. Bởi điều này có thể khiến cơ chế làm việc chân côn chịu nhiều áp lực dẫn đến hao mòn.

14. Đạp chân phanh, buông chân ga và nhấn chân côn khi dừng

Rời chân khỏi bàn đạp ga nếu muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe. Sau đó nhấn chân phanh. Khi nhận thấy xe bắt đầu rung giật (tốc độ vào khoảng 15 km/ h), nhấn hoàn toàn chân côn xuống dưới sàn. Cuối cùng chuyển cần số về vị trí trung tâm (N). Điều này giúp ngăn xe bị tắt máy.

15. Lùi xe số sàn

Bước cuối cùng trong hướng dẫn lái xe số sàn đúng cách là lùi xe số sàn đúng kỹ thuật. Khi lùi xe, chú ý quan sát phía sau thông qua gương chiếu hậu và màn hình hiển thị hình ảnh của camera sau. Đồng thời thực hiện các thao tác trơn tru, đảm bảo xe di chuyển tốt, không va chạm với vật cản hoặc phương tiện phía sau.

Lùi xe số sàn
Chú ý quan sát phía sau khi lùi xe số sàn, đảm bảo các thao tác trơn tru, xe di chuyển tốt

Hướng dẫn lùi xe số sàn:

  • Bắt đầu từ điểm dừng đỗ xe, thực hiện lần lượt các thao tác gồm đạp hết chân côn, nhấn phanh và vào số R (số lùi).
  • Từ từ nhả chân côn và nhả phanh. Lưu ý giữ cho động cơ hoạt động khi nhả phanh và côn. Không để xe tắt máy hoặc run giật cho đến khi xe bắt đầu di chuyển về phía sau như ý muốn.
  • Nhả côn và phanh nhiều hơn khi muốn lùi nhanh. Kiểm soát phanh và côn dựa trên tốc độ nếu muốn lùi từ từ và chuyển hướng.

Nắm rõ lý thuyết kết hợp thực hành có thể giúp tái xế mới sớm thuần thục các bước trong hướng dẫn lái xe số sàn, tránh việc lúng túng trong xử lý tình huống. Khi đã quen với cách lái xe số sàn, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được tốc độ, tăng khả năng xử lý tình huống và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Lưu ý khi học cách lái xe số sàn

Trong thời gian đầu, tài xế có thể mắc một số lỗi thường thấy khi lái xe số sàn. Điều này không chỉ gây hao mòn phanh, giảm tuổi thọ của động cơ mà còn tăng nguy cơ gây tai nạn. Để phòng ngừa bạn cần lưu ý một số vấn đề:

  • Chỉ nên nhả chân ga để giảm tốc độ. Giữ cho xe chuyển động chậm bằng cách nhấn nhẹ chân ga. Lưu ý rà thắng khi bỏ chân ga.
  • Không nên ngắt bộ ly hợp hoặc trở về số N quá lâu. Bởi điều này có thể khiến xe ít bám đường.
  • Đặt chân phải hờ trên bàn phanh khi không đạp chân ga. Điều này có thể giúp bạn nhanh nhẹ hơn trong việc xử lý tình huống.
  • Ngắt bộ ly hợp hoặc trở về số N khi xe xuống dốc có thể giúp tiết kiệm xăng. Tuy nhiên điều này không đảm bảo độ an toàn. Tốt nhất nên có lực hãm từ hộp số khi xuống dốc bằng xe số sàn. Điều này không chỉ giúp hạn chế áp lực lên hệ thống phanh mà còn đảm bảo người lái xử lý tốt tình huống khẩn cấp.
  • Không nên rà phanh liên tục, đặc biệt là khi xuống dốc. Bởi điều này có thể sinh nhiệt, hao mòn má phanh. Nguy hiểm hơn có thể tăng nguy cơ mất phanh dẫn đến tai nạn.
  • Không về mo (số N) hoặc đi số cao khi xuống dốc dài. Tốt nhất nên tuân thủ nguyên tắc lên số nào xuống số đó.
  • Đạp côn trước khi đạp phanh giúp hạn chế tình trạng chết động cơ khi phanh. Khi chạy nhanh, cần đạp phanh trước và côn sau để đảm bảo an toàn.
  • Về số thấp khi muốn vượt là một trong những lưu ý quan trọng khi hướng dẫn lái xe số sàn dưới thời tiết xấu và trong thành phố. Khi chuyển số cần lựa chọn thời điểm thích hợp để tránh xe bị lắc hoặc giật. Ngoài ra có thể chuyển số tắt khi vượt. Điều này có nghĩa chuyển từ số thấp sang số cao hơn mà không qua số trung gian (cụ thể như từ 5 chuyển về 3 bỏ qua 4). Hoặc có thể chuyển từ số cao sang số thấp mà không qua số trung gian (cụ thể như từ 4 chuyển về 2 bỏ qua 3).
  • Không nên chuyển số tắt về thấp để tránh làm hỏng ly hợp và động cơ. Nên nhấn mạnh vào phanh khi nhả côn để xe vận hành tốt và tăng tính an toàn.
  • Cần thực hiện thuần thục các thao tác ở phanh, côn và ga. Không thực hiện sai cách, đặc biệt là khi đề pa lên dốc, đường bị tắc hoặc kẹt. Cụ thể khi di chuyển trên đoạn đường này, cần linh hoạt và thực hiện đúng kỹ thuật ở côn – ga. Không nên sử dụng đồng thời cả phanh chân và phanh tay.
  • Dùng nửa chân côn và mớm ít ga khi có nhu cầu giữ xe đứng ở trên dốc. Mớm ga thêm một chút nếu xe có biểu hiện tụt dốc. Hạ ga xuống nếu xe có biểu hiện hơi nhích lên.
  • Cần đề pa lên dốc đúng kỹ thuật để tránh chết máy khi học cách lái xe số sàn. Không nên mất bình tĩnh hoặc nóng vội. Bởi điều này có thể gây lúng túng khi xử lý tình huống, không kiểm soát được chân ga, phanh và chân côn. Từ đó khiến xe bị tụt về phía sau dẫn đến tai nạn.
    • Tránh nhả côn quá tầm khiến xe chết máy.
    • Thốc ga trước khi nhả côn để đảm bảo số vòng tua máy đạt từ 1.500 đến 2.000 vòng / phút. Lúc này hãy giữ đều ga để đảm bảo xe không nhích lên.
    • Không ngắt phanh tay khi chưa cần nhích xe lên. Bởi điều này khiến xe bị tụt dốc. Thốc ga mạnh hơn và thêm côn được thực hiện để xử lý gấp.
    • Đạp côn và dùng phanh chân kết hợp phanh tay để lặp lại cách đề pa lên dốc bằng xe số sàn.
    • Tập trung và luôn cầm lấy phanh tay khi thực hiện đề pa lên dốc ở đường tắc. Không cần dùng đến phanh tay nếu động cơ của xe số sàn vẫn còn tốt. Đối với trường hợp này, chỉ cần phanh chân và đạp côn để dừng giữa dốc. Khi cần di chuyển lên dốc, nhả côn từ từ cho đến khi thấy xe rung lên thì chuyển từ chân phanh sang chân ga. Đồng thời đạp thốc để lên dốc. Những bước này giúp hạn chế nguy cơ tụt dốc khi dừng giữa dốc trong thời gian ngắn.
Đề pa lên dốc đúng kỹ thuật để tránh chết máy
Đề pa lên dốc đúng kỹ thuật để tránh chết máy, tránh xe bị tụt về phía sau dẫn đến tai nạn

Hướng dẫn cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật trong bài viết có thể giúp tài mới sớm thuần thục và linh hoạt hơn khi lái xe số sàn, không bị tắt máy. Đồng thời đảm bảo xe vận hành mượt mà, giảm nguy cơ va chạm và tai nạn khi tham gia giao thông. Khi thực hành cần chú ý thêm một vài vấn đề để tránh mắc lỗi sai.

Tham khảo thêm:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *