Cách Đánh Lái và Trả Lái Xe Ô Tô Chuẩn – Đúng Kỹ Thuật

Cách đánh lái ô tô hay quay vô lăng là một kỹ thuật cơ bản và quan trọng khi lái xe ô tô. Tuy nhiên không phải người lái mới nào cũng học được cách đánh lái và trả lái đúng chuẩn, điều này dẫn đến việc lúng túng và gây khó khăn khi lái xe. Sau đây, Thế giới Rolls-Royce sẽ hướng dẫn cách đánh lái và trả lái chuẩn, nhằm giúp bạn tự tin và an toàn hơn khi lái xe.

Cách đánh lái ô tô
Tìm hiểu cách cách đánh lái ô tô đúng chuẩn để vận hành xe an toàn

Hướng dẫn cách cầm vô lăng đúng kỹ thuật

Trước khi học cách đánh lái xe ô tô đúng kỹ thuật, tài xế cần nắm rõ nguyên tắc cầm vô lăng. Việc cầm vô lăng sai cách sẽ khiến tài xế gặp khó khăn khi kiểm soát tay lái, hạn chế khả năng xử lý tình huống và dẫn đến một số rủi ro nguy hiểm khi tham gia giao thông. Do đó, việc nắm rõ các nguyên tắc cầm vô lăng là điều cực kỳ quan trọng.

Cách cầm vô lăng đúng chuẩn và dễ kiểm soát nhất là kiểu 9 giờ 15 phút (hoặc 9 giờ và 3 giờ). Điều này có nghĩa là tay trái đặt ở vị trí 9 giờ và tay phải đặt ở vị trí 15 phút (hoặc tay phải ở vị trí 3 giờ, tay trái ở vị trí 9 giờ). Đây là cách cầm vô lăng đơn giản, giúp tài xế dễ dàng điều hướng khi xe rẽ trái / rẽ phải, quay đầu và các thao tác khác như bật xi-nhan, tiếp cận cần số,…

Về cách đặt ngón tay, nếu đi đường trường, đường cao tốc, tài xế nên đặt ngón tay cái bên trong vô lăng, các ngón tay còn lại nắm hờ. Trong trường hợp đi off-road thì ngón tay cái tì lên vành vô lăng.

Ngoài ra, khi lái xe, tài xế cũng cần lưu ý khoảng cách từ vai đến vô lắng. Khoảng cách lý tưởng nhất là 25 – 30 cm, sao cho khuỷu tay tạo một góc khoảng 120 độ. Không nên đặt tay quá thấp hoặc quá cao so với vô lắng, điều này có thể dẫn đến mỏi tay và khó khăn khi đánh lái.

cách đánh lái và trả lái
Cách cầm vô lăng đúng chuẩn nhất là theo hướng 3 giờ và 9 giờ

Lưu ý khi cầm vô lăng đúng kỹ thuật:

  • Hiện tại không có quy định về cách cầm vô lăng tiêu chuẩn, do đó tài xế nên cầm ở vị trí thoải mái và an toàn bằng cả hai tay. Ưu tiên đặt tay ở vị trí trung tâm của vô lăng và không đặt tay quá cao.
  • Muốn tiến về hướng nào thì đánh lái xe về hướng đó. Chẳng hạn như để cho xe sang trái thì quay vô lăng sang trái và ngược lại.
  • Khi lái xe trong điều kiện bình thường (tức là không cần thay đổi hướng), tài xế nên đánh lái với góc nhỏ để giữa hướng và ổn định xe. Nguyên tắc đánh lái là dùng tay đẩy thay vì kéo, chẳng hạn như đánh lái sang trái thì dùng tay phải đẩy và ngược lại.

Kỹ thuật đánh lái và trả lái xe ô tô đúng chuẩn

Thông thường, có hai kỹ thuật cơ bản khi đánh lái là đánh lái chéo tay và đánh lái kéo đẩy. Bên cạnh đó, có một số kỹ thuật đánh lái khác được nhiều tài xế sử dụng để thay đổi hướng linh hoạt và thuận tiện hơn. Dưới đây là những cách đánh lái xe ô tô chuẩn phổ biến nhất và được nhiều tài xế sử dụng:

1. Kỹ thuật đánh lái ô tô bắt chéo tay

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô bắt chéo tay (hand over hand) được thực hiện với tư thế tay đón vắt qua tay trả lái để tạo thành hình chữ X khi kéo vô văng về phía tài xế muốn rẽ.

Cách đánh lái xe ô tô bắt chéo tay được sử dụng khi xe đang chạy với tốc độ thấp, dưới 25 km/h. Thao tác này sẽ giúp góc đánh lái lớn hơn, cũng như giúp tài xế chủ động lực nhiều hơn. Do đó cách đánh lái này phù hợp những dòng xe có vô lăng nặng kiểu thể thao như các mẫu xe thuộc BMW, Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport hay Rolls-Royce Wraith.

Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra tai nạn, nếu túi khí bung ra, cách đánh lái này có thể gây cản trở người lái. Ngoài ra, túi khí bung ra ở tư thế đánh lái chéo tay có thể khiến tay đập thẳng vào mặt, dẫn đến choáng váng và mất tự chủ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tài xế chỉ nên đánh lái chéo tay khi di chuyển qua các dải dốc thấp trong thành phố.

Để đánh lái, tài xế chỉ cần quay vô lăng về hướng cần rẽ. Chẳng hạn như khi cần đánh lái sang bên trái thì tài xế quay tay lái sang bên trái, ngược chiều với kim đồng hồ.

nguyên tắc đánh lái xe ô tô
Kỹ thuật đánh lái ô tô bắt chéo tay là cách đơn giản và phổ biến nhất

Kỹ thuật đánh lái ô tô bắt chéo tay như sau:

  • Đặt tay ở vị trí cầm vô lăng, tức là theo hướng 9 giờ và 3 giờ.
  • Dùng hai tay đẩy vô lăng xoay vòng về phía bên trái cho đến khi tay phải gần đạt đến vị trí 8 giờ thì buông tay trái ra rồi bắt chéo tay trái lên phía trên.
  • Thực hiện thao tác kéo xuống và bắt chéo tay như vậy cho đến khi muốn chuyển hướng xe.
  • Khi cần đánh lái sang phải, tài xế cũng thực hiện tương tự nhưng ngược hướng lại.

Có thể thấy đây là kỹ thuật quay vô lăng sang trái bằng các chuyển động bắt chéo tay nối tiếp tuần tự. Nếu tài xế đã làm chủ được vô lăng và vận tốc vào cua thì không cần nắm vô lăng ở những vị trí chuẩn, thay vào đó có thể chọn vị trí của hai tay theo ý muốn để quay vô lăng linh hoạt hơn.

Điều quan trọng trong kỹ thuật đánh lái xe ô tô bắt chéo tay là các bước xoay vô lăng phải có độ chính xác cao. Hai tay phải kết hợp nhuần nhuyễn, thao tác nhanh và chuẩn. Ngoài ra, tài xế không được để tay lái quay tự do trong lúc đánh lái, điều này có thể dẫn đến mất lái và tai nạn.

2. Cách đánh xe ô tô kiểu kéo – đẩy

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô kiểu kéo – đẩy (Push and Pull) thường được các tài xế sử dụng khi rẽ với tốc độ cao. Cách đánh lái này giúp tài xế định hướng chính xác và nhanh chóng, giúp xử lý các tình huống bất ngờ khi đang di chuyển. Ngoài ra, nếu có va chạm xảy ra, các túi khí có khoảng trống để bung ra, nhằm hạn chế tối đa các tổn thương.

cách đánh vô lăng xe ô tô
Đánh xe ô tô kiểu kéo – đẩy được sử dụng để chuyển hướng xe khi đang ở tốc độ cao

Hướng dẫn cách đánh lái xe ô tô kiểu kéo – đẩy:

  • Đặt hai tay ở vị trí 12 giờ.
  • Nếu muốn đánh lái về bên trái thì dùng tay trái kéo vô lăng đến vị trí 6 giờ, tay còn lại cầm hờ.
  • Sau đó dùng tay phải đẩy vô lăng từ vị trí 6 giờ ngược lên 12 giờ.
  • Để đánh lái sang phải, tài xế thực hiện ngược lại.

3. Kỹ thuật đánh lái ô tô một tay

Cách đánh lái và trả lái bằng một tay được thực hiện khi tài xế cần xoay người sang một bên để lùi xe hoặc thực hiện các thao tác khác như vào số, bật xi nhan,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thao tác đúng cách đánh lái một tay, tài xế chỉ nên thực hiện khi xe chạy ở tốc độ thấp, đoạn đường bằng phẳng và không có chướng ngại vật.

hướng dẫn cách đánh lái xe ô tô
Kỹ thuật đánh lái ô tô một tay chỉ phù hợp với những tay lái đã có kinh nghiệm

Tuy nhiên, cách đánh lái này không phù hợp với tài xế mới, chưa có kinh nghiệm. Do đó, những tài xế mới nên tránh thực hiện cách đánh lái này.

4. Học đánh lái xe ô tô kiểu xoa vô lăng

Đánh lái kiểu xoa vô lăng giúp xoay bánh lái nhanh hơn khi lùi hoặc quay đầu xe. Tuy nhiên, kiểu lái này chỉ phù hợp với những người lái lâu năm, đã có kinh nghiệm. Do đó, những tài xế mới nên tránh hoặc hạn chế cách đánh lái này để đảm bảo an toàn khi vận hành xe.

kỹ thuật đánh lái xe ô tô
Đánh lái xe ô tô kiểu xoa vô lăng được cái tài xế nhiều kinh nghiệm sử dụng khi cần quay đầu hoặc lùi xe nhanh chóng

5. Cách trả lái xe ô tô

Sau khi học đánh lái xe ô tô, tài xế cần học cách trả lái, bởi vì sau khi đi hết đoạn đường thì cần phải trả lái hoặc đưa vô lăng về hướng ban đầu để xe quay về vị trí thẳng. Tương tự như khi đánh lái, tài xế thực hiện trả lái theo các kỹ thuật như trên, tuy nhiên thực hiện theo hướng ngược lại.

cách trả lái xe ô tô
Sau khi đánh lái, tài xế cần trả lái để đưa xe quay trở lại quỹ đạo ban đầu

Tuy nhiên, sau khi trả lái, làm sao để kiểm tra xe đã quay lại quỹ đạo bình thường hay chưa? Dưới đây là cách để kiểm tra:

  • Sau khi đã trả lái, để tay thẳng theo chiều hướng của vô lăng (logo xe ở vị trí ban đầu), tài xế đạp nhẹ chân ga, sao cho xe di chuyển một đoạn nhỏ khoảng 5 – 10 cm để kiểm tra xem xe đã thẳng chưa hay còn di chuyển sang hai bên.
  • Nếu xe còn di chuyển sang hai bên, hãy xoay vô lăng theo chiều ngược lại để xe quay lại đường thẳng.

Bên cạnh đó, hiện tại các dòng xe mới đã có khả năng tự động trả lái. Tài xế chỉ cần thả lỏng vô lăng để tự trả về vị trí thẳng lái.

Lưu ý khi đánh lái và trả lái xe ô tô

Sau khi nắm vững cách đánh lái và trả lái xe ô tô, các tài xế cần lưu ý một số vấn đề an toàn để tránh các rủi ro khi vận hành xe. Các lưu ý bao gồm:

1. Không buông cả hai tay khi đánh lái – trả lái

Trong quá trình đánh lái, trả lái, tài xế tuyệt đối không được buông cả hai tay ra khỏi vô lăng. Điều này sẽ khiến tài xế không kiểm soát được xe khi có tình huống bất ngờ xảy ra, dẫn đến nguy hiểm cho người lái và hành khách.

Ngoài ra, bỏ tay ra khỏi vô lăng có thể khiến chiếc xe bất ngờ bị mất lái, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn.

2. Không đánh lái chết

Khi đánh lái, người lái tránh hoặc hạn chế đánh lái chết (đánh lái khi xe đang dừng, đỗ). Điều này sẽ khiến lốp xe bị mòn, hại hệ thống lái và khó cảm nhận được hướng khi xe dịch chuyển.

3. Không đánh lái hết cỡ

Đánh lái hết cỡ dễ gây tụt áp lực dầu bơm trợ lực. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hỏng bơm trợ lực. Do đó, các tài chế nên trả vô lăng thẳng khi dừng, đỗ để đảo bảo an toàn khi khởi động và di chuyển.

4. Hạn chế dùng khuỷu tay trả lái

Tuyệt đối tranh hoặc hạn chế việc sử dụng khuỷu tay hoặc đầu gối để điều khiển vô lăng. Hành vi lái xe này được xem là không an toàn, dễ gây tai nạn giao thông do người lái không thể điều hướng được vô lăng khi có sự cố bất ngờ trên đường.

Trên đây là cách đánh lái và trả lái đúng kỹ thuật đơn giản nhất. Hy vọng bài viết có thể giúp các tài xế lái xe thuận lợi hơn. Đối với những tài xế mới, việc nắm rõ cách đánh lái và trả lái là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo xe vận hành êm ái, mượt mà và an toàn.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *