Những thương hiệu xe ô tô lâu đời nhất trên thế giới có thể kể đến là: Peugeot, Tatra… Với chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới được sản xuất vào năm 1808, hơn 200 năm trước, sử dụng nhiên liệu hydro và chạy bằng động cơ đốt trong. Điều này nói lên sự lâu đời và những chặng đường mà ngành công nghiệp ô tô đã trải qua. Mặc dù có nhiều biến động cũng như thay đổi, nhưng có một số hãng xe đã đứng vững trước thử thách của thời gian.
TOP 10 hãng xe ô tô lâu đời nhất thế giới
Hầu hết những thương hiệu xe ô tô lâu đời trên thế giới đều đã hơn 100 năm tuổi, chẳng hạn như Rolls-Royce và Bentley. Tuy nhiên, có những hãng xe đã tồn tại trong suốt hơn 200 năm lịch sử của ngành công nghiệp ô tô. Cụ thể, các hãng ô tô lâu đời còn tồn tại đến ngày nay bao gồm:
1. Peugeot – Pháp, 1810
- Thành lập: 26 tháng 9 năm 1810
- Tuổi thọ: 211
- Người sáng lập: Armand Peugeot
- Quốc gia: Pháp
Peugeot hiên là hãng ô tô lâu đời nhất thế giới với lịch sử kéo dài hơn 200 năm. Tiền thân của Peugeot là một công ty xay cà phê gia đình, thành lập vào năm 1810. Công ty bắt đầu sản xuất xe đạp vào năm 1830, sau đó là xay muối, tiêu, cà phê vào năm 1842. Tuy nhiên, Armand Peugeot quan tâm đến ngành công nghiệp ô tô từ rất sớm và bắt đầu sản xuất chiếc xe ô tô đầu tiên vào năm 1882.
Vào năm 1889, Peugeot hợp tác với Leon Serpollet và cho ra đời chiếc xe ô tô đầu tiên. Đó là một chiếc xe ba bánh chạy bằng hơi nước, tuy nhiên có độ bền bỉ không cao và hoạt động không ổn định, do đó không đủ tiêu chuẩn để sản xuất hàng loạt. Vào năm 1890, công ty đã sản xuất chiếc ô tô đốt trong với sự hỗ trợ động cơ từ Panhard-Daimler.
Sau đó vì một số mâu thuẫn, đã khiến Armand Peugeot rời đi và thành lập Société des Automobiles Peugeot vào năm 1896. Hai năm sau đó, ông bắt đầu sản xuất xe máy và cả xe ô tô. Vào năm 1926, các nhà sản xuất xe máy và xe ô tô được tách thành các công ty riêng biệt.
Tính đến ngày nay, Peugeot đã giành được 5 giải thưởng Xe của năm tại Châu Âu, 2 giải thưởng Xe của năm của Semperit Ailen, 4 giải Xe của năm tại Europa và 9 giải Xe của năm tại Tây Ban Nha. Sau đó, Peugeot Sport đã giành được năm chức vô địch đường đua thế giới, hai cúp Le Mans liên lục địa, hai giải vô địch sức bền thế giới và ba chức vô địch giải đua xe liên lục địa.
Với chiếc xe hơi đầu tiên mang tên Peugeot được ra mắt vào năm 1889, đã đưa Peugeot trở thành nhà sản xuất xe hơi lâu đời nhất trên thế giới.
Kể từ năm 1850, Peugeot đã có logo biểu tượng Sư tử. Sư tử tượng trưng cho sự dẻo dai, linh hoạt, sức mạnh và tốc độ. Biểu tượng này tượng trưng cho những thuộc tính mà chiếc xe mang lại.
Peugeot hiện là công ty con Stellantis NV. Đây là một tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia được thành lập vào năm 2021 dựa trên cơ sở sáp nhập 50:50 của Fiat Chrysler Automobiles của Ý và Tập đoàn PSA của Pháp. Tính đến tháng 5 năm 2021, Stellantis là nhà sản xuất ô tô lớn thứ sáu trên toàn thế giới.
2. Tatra – Cộng Hòa Séc, 1851
- Năm thành lập: 1850
- Tuổi thọ: 171
- Người sáng lập: Ignác Šustala
- Quốc gia: Cộng hòa Séc
Tatra là một nhà sản xuất xe lâu đời của Cộng Hòa Séc, có trụ sở đặt tại Kopřivnice. Công ty được thành lập vào năm 1850 với tên gọi Ignatz Schustala & Comp., vào năm 1890 được đổi tên thành Nesselsdorfer Wagenbau-Fabriksgesellschaft ở Đức và trở thành nhà sản xuất toa xe lửa và xe vận tải. Tính đến nay, Tatra đã có tuổi thọ trên 171 năm, một con số ấn tượng.
Năm 1897, giám đốc kỹ thuật của Tetra, Hugo Fischer von Roeslerstamm, đã mua một chiếc ô tô Benz và lấy nguồn cảm hứng để chế tạo chiếc ô tô đầu tiên của công ty, được gọi là Präsident. Sau đó, những chiếc xe tải đầu tiên của công ty cũng được sản xuất.
Trong Thế chiến thứ hai, Tatra đã sản xuất động cơ xe tăng và xe tải cho quân đội Đức. Tuy nhiên những chiếc xe này quay vòng quá nhanh và khiến vô số binh lính Đức thiệt mạng sau tay lái. Do đó, lệnh cấm binh lính Đức sử dụng xe Tatra nhanh chóng được ban hành.
Mặc dù sản xuất xe ô tô trong thời kỳ đầu, tuy nhiên sau đó Tatra nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực xe tải và động cơ. Vào năm 1999, công ty chính thức ngừng sản xuất xe ô tô nhưng vẫn tiếp tục sản xuất xe tải, đặc biệt là xe dẫn động tất cả các bánh. Ngoài ra, Tatra còn được biết đến thông qua thành tích của Karel Loprais, một tay đua xe tải nổi tiếng đến từ Cộng hòa Séc, đã sáu lần vô địch giải đua địa hình Dakar Rally với một chiếc xe Tatra 815.
3. Opel Automobiles – Đức, 1862
- Năm thành lập: 1862
- Tuổi thọ: 159
- Người sáng lập: Adam Opel
- Quốc gia: Đức
Xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách các thương hiệu ô tô lâu đời nhất hiện nay là Opel Automobile GmbH (thường được gọi tắt là Opel) – một nhà sản xuất ô tô của Đức. Công ty có tiền thân là một nhà sản xuất máy may do Adam Opel thành lập năm 1862 tại Rüsselsheim am Main. Vào năm 1886, công ty bắt đầu sản xuất xe đạp và chiếc ô tô đầu tiên được xuất xưởng vào năm 1899.
Opel chính thức được biết đến nhà một nhà sản xuất ô tô vào năm 1902, nhưng không chuyển trọng tâm sang ngành công nghiệp ô tô, cho đến khi nhà máy sản xuất máy may bị cháy vài năm sau đó. Sau đó, công ty xây dựng lại nhà máy chế tạo ô tô và từ bỏ hoạt động kinh doanh máy may. Đến năm 1913, Opel đã trở thành công ty xe hơi lớn nhất ở Đức và đến năm 1930 trở thành công ty lớn nhất ở châu Âu. Ngày nay Opel là một trong những hãng ô tô lâu đời nhất thế giới, đã có tuổi thọ hơn 150 năm.
Hiện tại Opel không chỉ sản xuất ô tô dưới thương hiệu của riêng mình, mà còn bán xe dưới các thương hiệu như Vauxhall, Buick và Holden. Kể từ ngày 16 tháng 1 năm 2021, Opel là công ty con của Stellantis NV (tương tự như Peugeot). Ngoài ra Opel cũng tham gia vào một số giải đua xe thể thao trên khắp thế giới.
4. Mercedes-Benz – Đức, 1883
- Năm thành lập: 1926
- Tuổi thọ: 95
- Người sáng lập: Karl Benz và Gottlieb Daimler
- Quốc gia: Đức
Mercedes-Benz không chỉ là một thương hiệu ô tô hạng sang, nó còn là một trong các hãng ô tô lâu đời nhất trên thế giới. Chính thức được thành lập vào ngày 28 tháng 6 năm 1926 tuy nhiên, thương hiệu này là kết quả sáp nhập của hai doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời hơn, là Daimler-Motoren-Gesellschaft (DMG) và Benz & Companie Rheinische Gasmotoren-Fabrik.
Daimler-Motoren-Gesellschaft (DMG) được thành lập bởi Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach vào năm 1890 và bắt đầu sản xuất động cơ xăng. Sau khi thành công trong lĩnh vực xe đua cỡ nhỏ, công ty đã chuyển hướng tập trung sản xuất các mẫu xe hạng sang mang thương hiệu Mercedes.
Trong khi đó, Benz & Companie Rheinische Gasmotoren-Fabrik, được thành lập bởi Karl Benz, Max Rose và Friedrich Wilhelm Eßlinger, vào năm 1883. Công ty bắt đầu sản xuất máy công nghiệp và động cơ khí. Sau đó, Benz quyết định tập trung vào niềm đam mê thực sự của mình là ngành công nghiệp ô tô, hoặc như ông đã gọi là “những chiếc xe không có ngựa”. Ông đã chế tạo ra Benz Patent-Motorwagen, chiếc ô tô chạy bằng xăng đầu tiên trên thế giới vào năm 1886. Do đó, nói theo một cách khác, Mercedes-Benz có thể được tính là hãng ô tô lâu đời nhất thế giới.
Những chiếc xe mang thương hiệu Mercedes-Benz đầu tiên trên thế giới được sản xuất vào năm 1926. Vào năm 2018, tức là sau gần 100 năm, Mercedes-Benz là hãng xe cao cấp lớn nhất trên thế giới, đã bán được 2.31 triệu chiếc xe ô tô.
5. Skoda Auto – Cộng hòa Séc, 1895
- Năm thành lập: 1895
- Tuổi thọ: 126 năm
- Người sáng lập: Václav Laurin và Václav Klement
- Quốc gia: Cộng hòa Séc
Škoda Auto được thành lập vào năm 1895 với tên gọi Laurin & Klement, chuyên sản xuất xe đạp, xe máy và ô tô tại Mladá Boleslav, Vương quốc Bohemia.
Vào năm 1925, Laurin & Klement được chuyển nhượng cho Tập đoàn công nghiệp Škoda Works và được quốc hữu hóa vào năm 1948. Sau năm 1991, công ty dần trở lại tư nhân hóa và thuộc sở hữu của Tập đoàn Volkswagen của Đức.
Cũng như nhiều hãng ô tô lâu đời nhất thế giới, Škoda Auto bắt đầu bằng việc sản xuất xe đạp và động cơ. Vào năm 1905, công ty bắt đầu sản xuất chiếc ô tô đầu tiên, từ đó hãng xe này nhanh chóng vườn lên thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất ở Áo – Hungary.
Ngày nay, Škoda Auto là hãng ô tô lâu đời thứ hai tại Cộng Hòa Séc, sau Tatra, nhưng lại thương hiệu xe hơi lớn nhất và phổ biến nhất tại nước này. Hãng xe lâu đời này cũng tham gia vào lĩnh vực đua xe thể thao. Một mẫu xe đặc biệt của công ty này thậm chí còn phá vỡ kỷ lục thế giới tại Bonneville Speedway về chiếc xe nhanh nhất thế giới, với động cơ lên tới 2 lít vào tháng 8 năm 2011, đạt tốc độ 227 dặm/giờ (khoảng 365 km/h).
Hiện tại, xe ô tô của Škoda được phân phối ở hơn 100 quốc gia và trong năm 2018, tổng doanh số toàn cầu đạt 1.25 triệu chiếc, tăng 4,4% so với năm trước. Lợi nhuận hoạt động là 1,6 tỷ Euro trong năm 2017, tăng 34,6% so với năm trước. Tính đến năm 2017, tỷ suất lợi nhuận của Škoda cao thứ hai trong tất cả các thương hiệu Volkswagen AG sau Porsche.
6. Land Rover – Anh, 1896
- Năm thành lập: 1896
- Tuổi thọ: 125 năm
- Người sáng lập: Gia đình Sumner và Spurrier
- Quốc gia: Vương quốc Anh
Land Rover là một trong những thương hiệu xe hơi lâu đời nhất tại Anh cũng như trên toàn thế giới. Ban đầu được thành lập với tên gọi Lancashire Steam Motor Company vào năm 1896 tại Anh, chuyên sản xuất máy cắt cỏ bằng hơi nước. Sau đó, công ty này đã sản xuất những chiếc xe ô tô tải chạy bằng hơi nước. Vào năm 1907, công ty đổi tên thành Leyland Motors.
Năm 1968, Leyland Motors đổi tên thành British Leyland Motor Corporation Ltd (BLMC) khi được hợp nhất với British Motor Holdings. Vào năm 1975, công ty này được quốc hữu hóa, năm 1978 thương hiệu Land Rover được thành lập. Vào năm 1986, công ty một lần nữa đổi tên, trở thành The Rover Group.
Những mẫu xe ô tô đầu tiên của dòng Rover được sản xuất bởi công ty Leyland Motors từ năm 1948 và tiếp tục được sản xuất cho đến ngày nay, thậm chí còn được xem là biểu tượng của nước Anh. Năm 1951, những chiếc xe này được cấp Giấy chứng nhận Hoàng gia bởi Vua George VI. Sau đó, 50 năm, tức là năm 2001, công ty nhận Queen’s Award for Enterprise (Giải thưởng của Nữ hoàng cho Doanh nghiệp), vì những đóng góp xuất sắc cho thương mại quốc tế.
7. Renault – Pháp, 1899
- Năm thành lập: 1899
- Tuổi thọ: 122 năm
- Người sáng lập: Louis Renault, Marcel Renault, Fernand Renault
- Quốc gia: Pháp
Renault là một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia lâu đời của Pháp được thành lập vào năm 1899 bởi ba anh em Louis, Marcel và Fernand Renault. Louis là một kỹ sư, đã thiết kế các nguyên mẫu trước khi thành lập công ty. Các anh, em trai của ông đã xử lý công việc kinh doanh trong khi ông tập trung vào thiết kế. Trên thực tế, một năm trước đó, vào năm 1898, Louis đã bán chiếc xe hơi đầu tiên do ông sản xuất cho một người bạn.
Renault bắt đầu sản xuất động cơ độc lập vào năm 1903. Mặc dù được định hướng là nhà sản xuất xe ô tô chuyên nghiệp, tuy nhiên công ty đã chuyển sang chế tạo động cơ và các bộ phận cho máy bay quân sự cũng như các phương tiện quân sự trong Thế chiến thứ nhất.
Công ty này cũng chuyển trọng tâm sang việc sản xuất xe tải, xe buýt, sau đó là máy móc nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục sản xuất những chiếc xe ô tô và ngày nay trở thành một trong những hãng ô tô lâu đời nhất thế giới và đặc biệt nổi tiếng ở châu Âu.
Theo Tổ chức Internationale des Constructeurs d’Automobiles, năm 2016, Renault là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 9 trên thế giới, tính theo sản lượng. Đến năm 2017, Liên doanh Renault – Nissan – Mitsubishi đã trở thành nhà bán xe hạng nhẹ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Renault và Nissan đã cùng nhau đầu tư 4 tỷ Euro vào 8 xe điện trong vòng 3 đến 4 năm kể từ năm 2011. Kể từ khi ra mắt xe điện Renault, tập đoàn này đã bán được hơn 273.000 xe điện trên toàn thế giới tính đến tháng 12 năm 2019.
Renault đã giành được sáu giải thưởng Xe hơi của năm ở châu Âu, ba giải thưởng Xe hơi của năm Autobest và một số giải thưởng cấp quốc gia khác . ngoài ra, công ty này cũng tham gia vào các môn đua xe thể thao và đã hỗ trợ một số đội đã giành chiến thắng.
8. Fiat – Ý, 1899
- Năm thành lập: 1899
- Tuổi thọ: 122 năm
- Người sáng lập: Giovanni Agnelli
- Quốc gia: Ý
Xếp ở vị trí thứ 8 là Fiat Automobiles S.p.A, thường được gọi tắt là Fiat, là một nhà sản xuất ô tô của Ý, trước đây là thuộc Fiat Chrysler Automobiles, tuy nhiên từ năm 2021 trở đi, hãng xe này thuộc Tập đoàn Stellantis.
Fiat là thương hiệu sản xuất ô tô lâu đời của Ý, được thành lập vào ngày 11 tháng 7 năm 1899 tại Turin, Piedmont, Ý. Trong suốt lịch sử phát triển của minh, Fiat luôn là nhà sản xuất ô tô lớn nhất ở châu Âu và thứ ba trên thế giới sau General Motors và Ford, cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp ô tô xảy ra vào cuối những năm 1980.
Chiếc xe Fiat đầu tiên được sản xuất vào năm 1899, cùng năm công ty được thành lập. Fiat thường sản xuất những chiếc xe thuộc loại xe thành phố và siêu xe. Vào nam 1970, công ty bắt đầu sản xuất ô tô điện. Ngoài ra, Fiat cũng đã sản xuất động cơ đường sắt, xe quân sự, máy kéo nông trại, máy bay và vũ khí như Fiat-Revelli Modello năm 1914.
Fiat cũng nhận nhiều giải thưởng quốc tế, bao gồm 9 giải thưởng Xe của năm ở châu Âu và nhiều lần được xếp hạng có mức khí thải CO thấp nhất trong các hãng xe ở châu Âu.
Ngoài thị trường Ý, Fiat cũng phân phối xe ở Brazil, Argentina, Ba Lan và Mexico, Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác.
9. Cadillac – Hoa Kỳ, 1902
- Năm thành lập: 1902
- Tuổi thọ: 119 năm
- Người sáng lập: William Murphy, Lemuel Bowen, Henry M. Leland
- Quốc gia: Hoa Kỳ
Cadillac là một hãng ô tô lâu đời nhất tại Mỹ và xếp thứ 9 trên thế giới, được thành lập bởi William Murphy, Lemuel Bowen và Henry M. Leland vào năm 1902. Tuy nhiên, trên thực tế ban đầu, Cadillac được thành lập bởi Henry Ford, người đã sáng tạo ra thương hiệu xe hơi Ford.
Vào năm 1901, Henry Ford thành lập Công ty Henry Ford, đây là nỗ lực thứ hai của ông trong việc tạo ra một nhà sản xuất ô tô. Chỉ một năm sau đó, Henry Ford tranh chấp giữa các nhà đầu tư và rời công ty cùng với một số đối tác quan trọng vào tháng 3 năm 1902.
Sau đó, William Murphy và Lemuel Bowen đã mời kỹ sư Henry M. Leland của Công ty Sản xuất Leland & Faulconer đến thẩm định nhà máy, trang thiết bị và chuẩn bị thanh lý công ty. Tuy nhiên, thay vào đó Henry M. Leland đã thuyết phục các nhà đầu tư tiếp tục sản xuất xe ô tô sử dụng động cơ xi-lanh đôi được phát triển bởi Leland. Từ đó, Công ty ô tô Cadillac được thành lập vào ngày 22 tháng 8 năm 1902.
Sau khi thành lập, Cadillac bắt đầu sản xuất những chiếc xe sang trọng. Những chiếc ô tô đầu tiên của Cadillac là Runabout và Tonneau, sử dụng động cơ xi-lanh đơn 10 mã lực. Tuy nhiên, những chiếc xe này được đánh giá là giống hệt Ford Model A.
Năm 1903, Cadillac trưng bày mẫu xe mới tại New York Auto Show và nhận về hơn 2.000 đơn hàng. Tại thời điểm đó, Cadillac được nhận định là chiếc xe được sản xuất tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.
Sau đó vào năm 1909, Cadillac được General Motors mua và trở thành một bộ phận quan trọng của công ty này, chuyên sản xuất các loại xe hạng sang, cỡ lớn. Cadillac cùng là thương hiệu mặc định của General Motors khi sản xuất các loại xe thương mại như xe limousine , xe cứu thương, xe hoa hoặc xe nhà tang lễ.
Cadillac cũng là công ty xe hơi đầu tiên của Mỹ giành được giải thưởng Dewar Trophy của Câu lạc bộ Ô tô Hoàng gia của Vương quốc Anh vào năm 1908 và năm 1912. Ngày này, hãng xe này đã nhận được 5 giải thưởng Xe xu hướng của năm.
Các thị trường chính của Cadillac là Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc. Tại Hoa Kỳ, Cadillac đứng đầu trong phân khúc xe hạng sang. Năm, hãng xe này đã bán được 390.458 chiếc xe trên toàn thế giới.
10. Rolls-Royce – Anh, 1906
- Năm thành lập: 1906
- Tuổi thọ: 115 năm
- Người sáng lập: Charles Rolls và Henry Royce
- Quốc gia: Anh
Nằm ở vị trí thứ 10 trong Top các thương hiệu xe ô tô lâu đời nhất thế giới chính là Rolls-Royce. Henry Royce bắt đầu chế tạo những chiếc xe động cơ đầu tiên của mình vào năm 1904. Tháng 5 năm 1904
ông đã gặp Charles Rolls, người sở hữu một doanh nghiệp bán những chiếc ô tô hạng sang ở London. Sau cuộc gặp gỡ, Rolls-Royce Limited được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1906.
Chiếc xe đầu tiên của Rolls-Royce là Roll-Royce 10 HP, được ra mắt tại Salon Paris vào tháng 12 năm 1904. Sau đó, Rolls-Royce 40/50 (sau này được gọi là Rolls-Royce Silver Ghost) được ra mắt và được đánh giá là chiếc xe tốt nhất thế giới trong suốt một thời gian dài.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, doanh số của 40/50 Silver Ghost sụt giảm, Rolls-Royce đã giới thiệu chiếc Twenty, sau đó là Rolls-Royce Phantom. Vào năm 1931, Rolls-Royce mua lại Bentley. Vào năm 1998, trụ sở hành chính, cơ sở sản xuất, biểu tượng Spirit of Ecstasy và lưới tản nhiệt của Rolls-Royce được bán cho Volkswagen AG. Trong khi đó, BMW lại mua được logo và tên thương hiệu Rolls-Royce với giá 40 triệu bảng Anh. Điều này dẫn đến một số tranh chấp và sau nhiều thỏa thuận, Rolls-Royce chính thức thuộc về BMW vào năm 2003.
Dưới thời BMW, chiếc xe Rolls-Royce đầu tiên được sản xuất là Phantom VII. Sau đó, là chiếc sedan 4 cửa Ghost với kích thước nhỏ hơn Phantom, coupe hai cửa Wraith, phiên bản mui trần Dawn và chiếc SUV hạng sang đầu tiên Cullinan.
Ngày này, Rolls-Royce là một trong những thương hiệu sản xuất ô tô xa xỉ, đắt đỏ nhưng vẫn nhận được sự ưa chuộng, săn đón của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
Video tóm tắt top10 hãng ô tô lâu đời nhất thế giới hiện nay
Ngành công nghiệp ô tô đã có tuổi đời hơn 200 năm với sử nổi lên và mất đi của nhiều thương hiệu. Tuy nhiên những hãng ô tô lâu đời ở trên vẫn trường tồn từ ngày thành lập đến ngày nay. Hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục được thấy chúng trên đường trong tương lai dài.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!